HÀ NỘI

(024) 3 941 1891/2 - 0914 863 466

ĐÀ NẴNG

(023) 6 396 7776 - 091 608 2128

HỒ CHÍ MINH

(028) 6261 1177 - 0909 171 388

Chùm ảnh: Thi nghề hay ‘trò hề’?

Thi nghề, trò hề bao giờ chấm dứt” là băn khoăn của nhiều giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục từ nhiều năm qua. Nhưng không hiểu sao, việc thi nghề hình thức vẫn được duy trì. Xin mời độc giả  “mục sở thị” một buổi “thi nghề” ở một trường phổ thông tại Hà Tĩnh.

 

Vẫn thành lập Hội đồng coi thi, tổ chức lễ khai mạc hoành tráng. Chỉ thiếu thành phần công an, quân đội bảo vệ và cán bộ thanh tra thi như kỳ thi tốt nghiệp THPT. Học sinh lớp 11 tham gia thi lấy chứng chỉ nghề, sẽ được cộng từ 1-2 điểm vào kết quả tốt nghiệp THPT. Kì thi này là do đăng kí tự nguyện, nhưng gần như 100% HS tham gia thi.
Thí sinh tập trung khai mạc, đem theo các thứ vật dụng để thi thực hành. Ở Hội đồng coi thi này thí sinh dự thi 3 môn: Làm vườn, Tin học và Điện dân dụng. Thí sinh thi môn Làm vườn chuẩn bị các cành cây theo lời dặn trước của nhà trường. Buổi thi này, thí sinh tập trung khá nghiêm túc. Một vị lãnh đạo Hội đồng coi thi cho biết: “Có nơi, thí sinh không thèm dự khai mạc kì thi, tự do đi ra đi vào. Hiệu trưởng phải gọi, dỗ từng em vào tập trung”.

 

Vừa khai mạc xong, sân trường đã vương vãi rác, do các thí sinh thi Làm vườn xả ra. Cuộc thi đang tiến hành thì có công an đến để điều tra về vụ cây si cảnh của Trường THCS Lê Văn Thiêm (Đức Thọ-Hà Tĩnh) bị chặt trụi cành. Nhưng không tìm ra thủ phạm, mặc dù vẫn thấy một số thí sinh đem theo cành cây si.
Thí sinh môn Tin học đang làm bài thi lí thuyết. Cận cảnh phao thi vương vãi trên bàn, trong sân trường và trong ngăn bàn sau buổi thi lí thuyết. Đó là còn rất nhiều tài liệu sau khi sử dụng xong đã được thí sinh cho vào cặp, túi xách. Không ai nghĩ đến chuyện lập biên bản, hay nhắc nhở thí sinh, vì ai cũng biết mục đích của kì thi này là gì.

 

Thí sinh môn Làm vườn đang thực hiện yêu cầu của đề bài: “Tạo dáng một cây cảnh bằng phương pháp uốn cây bằng dây kẽm” (ảnh phải, trên).  Khi được hỏi em uốn theo kiểu dáng, ý tưởng gì, thí sinh Nguyễn Văn Đạt hồn nhiên: “Em không biết”. (ảnh to). Sản phẩm phần thi thực hành môn Làm vườn. Một giám khảo cho biết: “Ngay cả tôi cũng không hiểu thí sinh làm theo kiểu dáng nào, ý tưởng gì!” (ảnh phải, dưới)

 

Thí sinh thi phần thực hành môn Tin học, trong thời gian 60 phút yêu cầu đánh xong một văn bản ngắn, và lập một bảng tính Excel. Các em này đều đã được học môn Tin học, chương trình 3 năm. Một giám khảo cho biết: “Có nhiều em gõ rất chậm”.
Thí sinh nữ đang hí hoáy lắp một mạch điện trong thời gian 90 phút.

 

Việc cộng điểm khuyến khích trong kì thi tốt nghiệp chỉ là phương tiện, nhưng đã nhanh chóng trở thành mục đích của việc học, thi nghề trong các trường phổ thông trên cả nước.

Trong thực tế, tình trạng nhếch nhác, đối phó trong việc dạy học, thi cử của học nghề khá phổ biến. Một giáo viên nói vui: “Đề nghị Bộ GD-ĐT bỏ quy định cộng điểm khuyến khích cho HS có chứng chỉ nghề, và hạ điểm chuẩn tốt nghiệp xuống còn 28 điểm”.






 

Hoặc liên hệ Hotline:

  • AMEC Hà Nội  (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
  • AMEC Đà Nẵng    (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
  • AMEC Hồ Chí Minh  (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388

Facebook: https://www.facebook.com/toididuhoc



Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

(*)

Có thể bạn quan tâm:

Tin du học nổi bật

Tin du học Mới Nhất

Đăng ký tư vấn miễn phí