HÀ NỘI

(024) 3 941 1891/2 - 0914 863 466

ĐÀ NẴNG

(023) 6 396 7776 - 091 608 2128

HỒ CHÍ MINH

(028) 6261 1177 - 0909 171 388

ĐH Quốc gia Hà Nội xếp hạng cao hơn ĐH London?

Không biết đoàn giám sát của Quốc hội có nhầm khi “tự hào” về một số trường ĐH Việt Nam dựa trên đánh giá của một trang web xếp hạng trường ĐH có tên www.4icu.org?

Trang 22, báo cáo kết quả giám sát “việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư vào đảm bảo chất lượng đào tạo đối với giáo dục ĐH của Ủy ban thường vụ quốc hội tại kỳ họp thứ 7 (5-6/2010) có đoạn:

“Một số trường ĐH có truyền thống trong hệ thống giáo dục Việt Nam bước đầu đã khẳng định được uy tín của mình trong quan hệ quốc tế. Theo kết quả xếp hạng trong tháng 3/2010 đối với các trường ĐH trên thế giới của tổ chức Đại học Quốc tế (International College and University) công bố trên trang điện tử www.4icu.org, một số trường ĐH của Việt Nam có thứ hạng như sau : ĐH Quốc gia Hà Nội xếp thứ 569, ĐH Quốc gia TP. HCM : 609, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội:1364, Trường ĐH Kinh tế quốc dân: 1806 …”

Không biết mức độ “nổi tiếng” và “uy tín” của trang web này như thế nào, chỉ biết khi kiểm tra lại thông tin, có thể thấy rằng: đúng là ĐH Quốc gia Hà Nội xếp hạng 569 trên thế giới, còn ĐH nổi tiếng City University London lại xếp thứ 805. ĐH Quốc gia TP.HCM xếp thứ 609, trong khi đó ĐH Brighton của Anh thì xếp thứ 1177.

Nếu dựa vào đánh giá của trang web này thì những ĐH nổi tiếng thế giới mà nhiều người Việt Nam biết tới lại xếp thứ hạng rất thấp: University of Nantes của Pháp xếp thứ 912. Ecole Centrale Paris (Pháp) xếp thứ 1703, thua cả Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Còn Trường University of Antwerp Management School của Bỉ xếp thứ 2443.

Mới đây, tổ chức xếp hạng QS và Times Higher Education công bố bảng xếp hạng ĐH thế giới năm 2009. Thông tin Việt Nam không có tên trong danh sách 200 trường hàng đầu châu Á khiến nhiều người quan tâm.  Một số tổ chức xếp hạng đại học khác hàng năm cũng thường công bố kết quả của họ, và Việt Nam cũng vắng bóng trong các bảng này. Tuy nhiên, các chuyên gia khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục cho hay, xếp hạng chỉ là một trong những cách tiếp cận để đánh giá chất lượng. Các hệ thống xếp hạng có định nghĩa khác nhau về chất lượng, chỉ số và trọng số để “quy thành chất lượng” tuỳ thuộc vào cách xác định đó.

Trong các bảng xếp hạng của tổ chức QS (Anh), tờ báo US News and World Report (Mỹ) hay Trường ĐH Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc) không có tên các trường ĐH Việt Nam. Tuy nhiên, ở trang web www.webometrics.info, tên một số trường ĐH Việt Nam đã xuất hiện.

Nhiều ĐH biết tới trang web này qua bài viết “Xếp hạng các trường đại học thế giới của Webometrics: Bối cảnh của Đông Nam Á và Việt Nam” của các tác giả Isidro F. Aguillo, José Luís Ortega và Mario Fernández thuộc phòng thí nghiệm Cybermetrics CINDOC-CSIC (Tây Ban Nha). Đây là báo cáo của các tác giả tại hội thảo “Xếp hạng các trường đại học: xu thế toàn cầu và các quan điểm” do Bộ GD-ĐT và ĐHQG Hà Nội đồng tổ chức vào tháng 11/2008.

Theo đánh giá của trang web này, tốp 100 ĐH đứng đầu Đông Nam Á có: ĐH Quốc gia Singapore xếp thứ nhất. Việt Nam có ĐH Bách khoa TP.HCM xếp thứ 40, ĐH Khoa học Tự nhiên, thuộc ĐHQG TP.HCM (50), ĐH Cần Thơ (55), ĐH Quốc gia (63), ĐH Nông lâm TP.HCM  (68), ĐH Bách khoa Hà Nội (77), ĐH An Giang (92), ĐH Thủy lợi (98), ĐH Kinh tế TP.HCM (99).

Webometrics bắt đầu thực hiện việc xếp hạng các trường đại học trên thế giới từ năm 2004. Một trong những mục tiêu của việc xếp hạng này là “cổ vũ các trường đại học và các viện, trung tâm nghiên cứu công bố thông tin trên mạng Internet”. Webometrics thực hiện xếp hạng 2 lần/năm và công bố Bảng xếp hạng vào tháng giêng và tháng 7 hàng năm.

Các loại xếp hạng trường đại học hoặc “các bảng xếp hạng” là một hiện tượng mới xuất hiện cách đây hơn 15 năm và ngày nay đã trở thành một yếu tố chuẩn mực tại đa số các quốc gia có các hệ thống giáo dục đại học lớn.

“Việc xếp hạng diễn ra ở đâu cũng đều gặp phải vấn đề phức tạp giữa sự chào đón của công chúng và nỗi lo lắng của các trường đại học” –  Alex Usher và Jon Medow, Viện Chính sách Giáo dục (Canada) viết như vậy trong một khảo sát về các bảng xếp hạng phổ biến trên thế giới.

Theo 2 chuyên gia này, hiện tại có 3 loại: Xếp hạng về học thuật các trường đại học trên thế giới (Academic Ranking of World Universities) của Trường ĐH Giao thông Thượng Hải, lần đầu tiên xuất bản năm 2003, Xếp hạng trường đại học thế giới của Phụ trương thời báo giáo dục đại học của Anh Quốc (Times Higher Education Supplement) xuất bản lần đầu tiên vào tháng 11 năm 2004, và xếp hạng của Iberoamericano -xếp hạng so sánh các trường đại học ở châu Mĩ Latinh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.

Loại xếp hạng mạng điện tử Webometrics – đo lường sự hiện diện của trường đại học trên mạng điện tử thế giới không được 2 tác giả đưa vào diện khảo sát.

Nguồn thông tin Webometrics sử dụng để xếp hạng các trường đại học là xây dựng một công thức để chấm điểm và xếp hạng trang web của các trường đại học với 4 tiêu chí:

– Kích thước (Size): số lượng trang nội dung xuất hiện dưới cùng một tên miền (domain) của trường trên 4 công cụ tìm kiếm Google, Yahoo, Live Search và Exalead;

– Khả năng nhận diện (Visibility): số các đường dẫn từ bên ngoài đến các kết nối bên trong trên một tên miền của trường;

– Số lượng ‘file giàu’ (Rich File): số lượng các loại file doc, pdf, ps và ppt có thể truy xuất từ một tên miền của trường;

– Thư tịch nghiên cứu trên mạng (Scholar): số lượng các thư tịch khoa học (academic records) bao gồm các bài báo, luận văn, luận án, các ấn phẩm khoa học, cùng các trích dẫn (citations) trên một tên miền của trường.

Theo Vietnamnet.vn






 

Hoặc liên hệ Hotline:

  • AMEC Hà Nội  (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
  • AMEC Đà Nẵng    (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
  • AMEC Hồ Chí Minh  (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388

Facebook: https://www.facebook.com/toididuhoc



Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

(*)

Có thể bạn quan tâm:

Tin du học nổi bật

Tin du học Mới Nhất

Đăng ký tư vấn miễn phí