HÀ NỘI

(024) 3 941 1891/2 - 0914 863 466

ĐÀ NẴNG

(023) 6 396 7776 - 091 608 2128

HỒ CHÍ MINH

(028) 6261 1177 - 0909 171 388

Mỹ là ‘lò’ bằng giả toàn cầu

Vì sao ở Việt Nam có những người là tiến sĩ tốt nghiệp ở Mỹ nhưng không đi học một ngày nào, thậm chí không biết tiếng Anh?.

Nguyên do, dù là nơi có nền giáo dục phát triển rất cao, song Mỹ cũng là “lò” cung cấp bằng giả ra khắp thế giới.

Ở Mỹ, các cơ sở cung cấp bằng giả, bằng không được công nhận được gọi là “xưởng sản xuất bằng”. Đó là những trường ĐH, cao đẳng, học viện bát nháo, cấp bằng cho người học mà đào tạo rất ít, thậm chí không đào tạo gì. 

Theo định nghĩa của Bộ Giáo dục Mỹ, “xưởng sản xuất bằng” là cơ sở giáo dục không được cơ quan Nhà nước hay chuyên trách giám sát. Những cơ sở này cung cấp bằng giả hoặc bằng không được công nhận chỉ nhằm mục đích kiếm tiền. 

Mua bằng dễ như mua rau

Thị trường cung cấp bằng giả ở Mỹ đã mở rộng ra phạm vi toàn cầu nhờ sự trợ giúp của internet. Theo số liệu của Cơ quan Thống kê Mỹ, nước này hiện có ít nhất 400 xưởng sản xuất bằng và 300 trang web cung cấp bằng giả. 

Ngoài ra, khoảng 20% cơ sở đào tạo, cấp bằng đang hoạt động hợp pháp ở Mỹ nhưng không được công nhận về kết quả đào tạo. Chi phí để mua bằng giả ở Mỹ dao động từ trên 200 – 1.200 USD. Ngày càng nhiều người mua bằng kiểu này để có thể xin được việc hoặc nhận mức lương cao hơn.

ĐH Ash Wood bán bằng trung học 239 USD, bằng tiếng sĩ 599 USD, bằng tiến sĩ kèm luận văn 1.123 USD… Tất cả được vận chuyển miễn phí.

Giữa năm 2009, Bộ Tư pháp Mỹ thống kê được gần 10.000 người, gồm cả giáo viên, luật sư, hiệu trưởng nước này đã mua bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ và tiến sĩ giả. 

Khi nhiều trường ĐH, cao đẳng hợp pháp đang triển khai chương trình đào tạo, cấp bằng qua mạng, số lượng xưởng sản xuất bằng giả có cơ hội tăng mạnh vì người học khó xác định liệu tấm bằng được cấp từ xa có hợp lệ hay không. Nhiều xưởng sản xuất bằng lấy tên gần giống các trường ĐH, cao đẳng tử tế, khiến không ít người nhầm lẫn. 

Những kẻ cung cấp bằng giả ở Mỹ thường thiết lập đường dây buôn bán trên toàn cầu bằng việc lập ra các mạng lưới trường ĐH, cơ quan công nhận bằng cấp, cơ quan chính phủ và dịch vụ chứng thực giả, bắt chước hệ thống đào tạo và cấp văn bằng, chứng chỉ hợp pháp. 

Ngoài ra, bằng cấp giả, bằng không đúng trình độ, chương trình đào tạo cũng được cấp bởi một số trường trường ĐH, cao đẳng hợp pháp ở Mỹ vì ngày càng nhiều trường tổ chức các chương trình đào tạo hoặc hợp tác đào tạo ở nước ngoài nhưng rất ít trong số đó thực sự có ý định hợp tác, mà thường chỉ muốn kiếm tiền bằng cách cấp cho học viên những chứng chỉ, bằng cấp không đúng thực tế.

Bộ Giáo dục Mỹ cảnh báo, trước khi đăng ký vào cơ sở giáo dục nước ngoài nào, người học nên tìm hiểu kỹ về cơ quan chứng thực, những trường được họ chứng thực, cũng như quy trình công nhận của Bộ Giáo dục nước này về đào tạo ở nước ngoài.

Kẽ hở luật pháp

Mỹ không có luật liên bang trực tiếp xử lý hình sự những cơ sở sản xuất bằng giả, cũng như việc sử dụng và buôn bán bằng giả. Những kẻ làm bằng giả, bằng không được công nhận hợp pháp khó bị buộc tội vì luật pháp nước này chỉ cấm hành vi hỗ trợ, tiếp tay cho việc sản xuất, lưu thông bằng giả, trong khi hành động cung cấp bằng giả lại thường được mô tả là cung cấp “phương tiện và công cụ” giả. 

Năm 2008, luật pháp Mỹ lần đầu tiên nêu khái niệm “xưởng sản xuất bằng”, nhằm cho phép từng bang đặt ra tiêu chuẩn và chính sách quy định quyền cấp bằng, và những điều khoản trừng phạt liên quan trong luật hình sự rõ ràng hơn. 

Tuy nhiên, rất khó để trừng phạt những kẻ cung cấp bằng giả ra nước ngoài vì phạm vi hoạt động của bọn chúng quá rộng, gây khó khăn cho công tác điều tra. Ủy ban Thương mại liên bang Mỹ cho rằng, việc trao đổi, mua bán giữa các xưởng sản xuất bằng và khách hàng là mối quan hệ được thiết lập khi khách hàng và người mua đều biết rõ họ mua và bán sản phẩm kém chất lượng, chứ không phải khách hàng bị lừa.

Ủy ban này cũng cảnh báo tình trạng nhiều sinh viên và gia đình họ đã bị lừa bởi các chương trình học bổng giả. Vì vậy, người đang tìm cơ hội học tập miễn phí nên cẩn thận khi thấy chương trình học bổng nào có những thông tin sau đây:

– “Chắc chắn được học bổng nếu không hoàn lại tiền”.
– “Bạn không thể tìm thấy thông tin này ở đâu khác nữa”. 
– “Tôi chỉ muốn số tài khoản ngân hàng hay thẻ tín dụng để giữ suất học bổng này cho bạn”
– “Suất học bổng sẽ tốn một khoản tiền”.
– Bạn đã được chọn bởi một “tổ chức cấp quốc gia” để nhận một suất học bổng, hay “bạn là người chiến thắng” trong một cuộc thi mà bạn chưa bao giờ tham gia.
– “Chúng tôi sẽ làm tất cả”.

Theo datviet






 

Hoặc liên hệ Hotline:

  • AMEC Hà Nội  (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
  • AMEC Đà Nẵng    (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
  • AMEC Hồ Chí Minh  (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388

Facebook: https://www.facebook.com/toididuhoc



Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

(*)

Có thể bạn quan tâm:

Tin du học nổi bật

Tin du học Mới Nhất

Đăng ký tư vấn miễn phí