HÀ NỘI

(024) 3 941 1891/2 - 0914 863 466

ĐÀ NẴNG

(023) 6 396 7776 - 091 608 2128

HỒ CHÍ MINH

(028) 6261 1177 - 0909 171 388

Sự kiện du học Đức tại AMEC có gì tìm ngay lời giải tại đây

Nhằm đáp ứng yêu cầu của phụ huynh và học sinh, sáng ngày 29/7 tại văn phòng trung tâm tư vấn du học AMEC đã diễn ra buổi COFFEE TALK: Giao lưu tìm lời giải, học dự bị liệu có thực sự khó?

Buổi giao lưu có sự tham gia của các khách mời là học sinh AMEC hiện đã và đang theo học khoá học dự bị tại Đức để cùng chia sẻ kinh nghiệm thực tế nhất mà các bạn đã trải qua, bao gồm các kinh nghiệm trong quá trình học tiếng, chuẩn bị và nộp hồ sơ, kinh nghiệm trong thời gian học tập và sinh hoạt tại Đức. Một số trường hợp cụ thể cũng được các chuyên viên tư vấn tại AMEC giải đáp như sau:

Hỏi: Đối với học sinh vừa tham gia kì thi Quốc gia 2017, hồ sơ du học Đức có yêu cầu giấy nhập học vào một trường đại học tại Việt Nam làm điều kiện bắt buộc không?

Thông thường, để đạt điều kiện tham gia chương trình Dự bị đại học hoặc xét visa, sinh viên cần có chứng chỉ tiếng với trình độ tối thiểu là B1. Ngoài ra có thể có yêu cầu bằng tiếng B2 dựa vào chương trình học mà sinh viên đăng ký. Để đạt trình độ B1 thường mất khoảng 1 năm, do đó với những bạn chưa có chứng chỉ tiếng chắc chắn cần nhập học và học tiếng trong thời gian năm đầu đại học tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, năm 2017 có sự thay đổi trong cách thức thi và xét kết quả kì thi Quốc gia nên hiện vẫn chưa có điều kiện du học Đức chính thức. Điều kiện do Bộ Giáo dục Đức và Cơ quan Trao đổi hàn lâm Đức (DAAD) quyết định, có thể đưa vào khoảng giữa tháng 9/2017. Vì vậy với những bạn đã có chứng chỉ tiếng thích hợp, AMEC khuyên rằng bạn vẫn nên nhập học để đảm bảo độ chắc chắn cho bản thân.

Lưu ý: Do chưa có điều kiện chính thức từ phía Bộ Giáo dục Đức và Cơ quan Trao đổi hàn lâm Đức (DAAD) nên bộ phận thẩm tra APS chưa nhận hồ sơ của các học sinh mới tốt nghiệp lớp 12.

Hỏi: Hiện nay Đại sứ quán Đức đã có sự thay đổi về yêu cầu tối thiểu của tài khoản phong toả khi làm hồ sơ du học. Cụ thể yêu cầu đó là bao nhiêu? Khi làm hồ sơ tài chính nên chọn ngân hàng nào để tối giản các thủ tục và được xét duyệt visa thuận lợi nhất?

Thay đổi mới nhất năm 2017 yêu cầu số tiền có trong tài khoản phong toả của sinh viên quốc tế khi du học Đức là 8820 euro. ĐSQ Đức chấp nhận tài khoản của 2 ngân hàng Vietinbank và Deutschbank. Ngoài ra, Vietinbank hiện đã có phòng giao dịch tại Berlin và Frankfurt, thủ tục đơn giản hơn Deutschbank vì không cần chứng minh nguồn tiền nên sinh viên hiện nay thường mở tài khoản tại Vietinbank và có thể thay đổi sang ngân hàng khác nếu muốn sau khi đến Đức.

Hỏi: Trong trường hợp có người nhà ở Đức muốn bảo lãnh cho sinh viên sang học thì khả năng được nhận visa có cao hơn không?

Để xin visa theo diện du học, sinh viên chỉ có thể xin bảo lãnh ngân hàng. Trường hợp bạn có người nhà bảo lãnh sẽ được xét theo dạng visa bảo lãnh của người thân. Nhưng diện visa này thường khó được nhận hơn do ĐSQ thấy có nguy cơ cao bạn sẽ ở lại sau khi học.

Hỏi: Thời gian nhập học của chương trình Dự bị đại học mỗi năm là khi nào? Sinh viên có thể thi dự bị tại VN được hay không? Kiến thức để chuẩn bị cho kì thi đầu vào Dự bị đại học gồm những gì?

Các chương trình Dự bị đại học thường có 2 kì nhập học, kì đông vào khoảng tháng 7 – tháng 9, kì hè nhập học vào tháng 1 – tháng 3.

Việc thi đầu vào Dự bị đại học khá khó do Đức chỉ có khoảng 20 trường Dự bị trong khi số lượng trường đại học là hơn 300 trường. Vì vậy việc ôn tập tiếng Đức vững vàng là vô cùng cần thiết – đây là điều kiện quan trọng để đạt tiêu chuẩn đầu vào dự bị đại học. Việc thi đầu vào cũng thường được tổ chức tại Đức, ngoài ra chỉ có một số trường có tổ chức thi tại Việt Nam như Darmstadt, Hamburg, Kassel, Nordhausen.

Hỏi: Nếu điểm tổng TestAS không cao nhưng phần chuyên ngành đạt kết quả cao thì khả năng được nhận thư mời của một trường Dự bị đại học như thế nào?

Để xét tuyển hồ sơ thí sinh, các trường Dự bị đại học sẽ xét kết quả TestAS dựa trên tổng điểm. Chỉ khi sinh viên xét tuyển vào các trường đại học mới xem xét thêm dựa trên điểm chuyên ngành.

Hỏi: Được biết bang Baden-Württemberg đã bắt đầu thu học phí cho chương trình đại học từ năm 2017, vậy đối với sinh viên quốc tế học chương trình Dự bị đại học có phải đóng học phí không, học phí vào khoảng bao nhiêu?

Bang Baden-Württemberg đã thu học phí 1500 euro/kì đối với sinh viên quốc tế theo học đại học từ kì đông 2017. Tuy nhiên vẫn chưa có thông báo cụ thể mức chi phí rơi vào khoảng bao nhiêu mỗi kì đối với chương trình Dự bị đại học.

Hỏi: Đối với các bang vẫn miễn học phí, sinh viên có cần nộp khoản phí nào khác trong quá trình học không?

Tại các bang chưa áp dụng thu học phí, sinh viên chỉ phải nộp một khoản phí sinh viên khoảng 150-300 euro/kì, trong đó đã bao gồm tiền tàu cho sinh viên.

Hỏi: Hệ thống trường đại học ở Đức chia làm 2 loại là Universitäten (Uni) và Fachhochschule (FH). Nếu học sinh đã theo học Dự bị đại học tại trường Fachhochschule thì có thể đăng ký xét tuyển vào trường Universitäten hoặc ngược lại được không?

Hệ thống trường Universitäten là các trường đại học tổng hợp, Fachhochschule là các trường đại học khoa học ứng dụng. Sinh viên quốc tế sau khi theo học chương trình Dự bị đại học tại trường Uni có thể đăng ký xét tuyển vào cả hệ thống trường Uni và FH. Tuy nhiên sinh viên sau khi theo học Dự bị đại học tại FH bắt buộc phải học tiếp đại học tại một trường FH. Hiện nay xu hướng của sinh viên quốc tế lại là theo học Dự bị đại học tại trường FH do chương trình đại học tại trường FH cung cấp kiến thức khoa học ứng dụng thay vì thiên về nghiên cứu như trường Uni, ngoài ra trường FH cho phép sinh viên dành 1 kì học để thực tập tích luỹ nhiều kinh nghiệm hơn.

Hỏi: Có thể đăng kí thi nhiều trường dự bị không?

Có thể. Sau khi sang, sinh viên có thể tham gia thi tại nhiều bang khác nhau. Nhưng AMEC khuyến cáo học sinh không nên đăng kí thi quá nhiều trường trong thời gian mới sang vì rất có thể các trường sẽ có trùng ngày thi mà theo quy định, những trường sau khi được đăng ký nhưng sinh viên bỏ thi, không tham gia thì kết quả tự động đánh trượt. Yếu tố này sẽ không tốt khi gia hạn visa, hơn nữa mỗi trường chỉ giới hạn 2 lần thi đầu vào Dự bị đại học cho mỗi sinh viên nên sau khi đăng ký quá nhiều và bỏ thi thì học sinh sẽ bị hạn chế lựa chọn cho những lần đăng ký sau nếu chưa thi đỗ.

Hỏi: Khả năng sinh viên không thi đỗ đầu ra Dự bị đại học có cao không? Nếu thi không đỗ, sinh viên có bắt buộc phải về nước không?

Như đã đề cập, việc thi đầu vào Dự bị đại học khá khó do tỉ lệ chọi cao giữa sinh viên quốc tế đến từ nhiều nước khác và số lượng trường đào tại Dự bị đại học ít. Vì vậy, sinh viên gần như không cần lo lắng nhiều về việc đõ hay trượt đầu ra. Thay vào đó sinh viên cần tập trung để đạt điểm số cao, các trường Dự bị chỉ cho phép sinh viên thi đầu ra 1 lần duy nhất. Điểm số chính là yếu tố quan trọng để quyết định trường đại học sinh viên có thể ứng tuyển.

Trường hợp không đỗ kì thi đầu vào, sinh viên có thể gia hạn visa 3-6 tháng bằng cách đăng ký học tiếng, đồng thời nâng cao khả năng tiếng cho kì thi đầu vào tiếp theo.

Hỏi: Sau khi thi và có chứng chỉ Dự bị đại học, sinh viên có thể đăng ký xét tuyển vào toàn bộ các trường tại Đức không hay chỉ giới hạn một số trường?

Chứng chỉ Dự bị đại học có giá trị trên toàn nước Đức, sinh viên được xét tuyển vào trường đại học dựa vào điểm thi. Thay vào đó, điểm thi khiến cho các trường có tính phân loại cao nên sinh viên cần ứng tuyển vào những trường phù hợp với điểm thi của mình.

Hỏi: So sánh giữa việc học chương trình Dự bị tại Đức và học đại học tại Việt Nam?

Việc đưa ra so sánh về 2 chương trình là khá khó do đây là 2 kiểu đào tạo khác nhau, khác cả về cách thức và nội dung đào tạo. Với chương trình Dự bị đại học, sinh viên chủ yếu được học tiếng, một số môn chuyên ngành và lịch sử, địa lý Đức.

Một số sinh viên chủ quan khi cảm thấy học Dự bị đại học khá dễ với sức mình nên khi lên đại học không có sự cố gắng. Tuy nhiên việc học đại học thực sự khó khăn hơn vì bạn phải cạnh tranh với sinh viên bản xứ đã có sự chủ động trong học tập, kiến thức nền tốt hơn nên sinh viên Việt Nam cần nỗ lực rất nhiều. Ngoài ra việc điểm số qua bài vở chỉ chiếm khoảng 70% kết quả, phần còn lại phụ thuộc và mức độ tích cực trong giờ học của sinh viên. Bên cạnh đó sinh viên Việt Nam thường đạt kết quả tốt hơn đối với môn Toán và Tiếng Anh do Việt Nam đào tạo những môn này theo chương trình nâng cao trong khi sinh viên tại Đức học trình độ cơ bản hơn. Dựa vào thế mạnh này, sinh viên nên tập trung hơn vào việc nâng cao kỹ năng bản thân.

Hỏi: Sinh viên theo học chương trình đại học có khả năng xin học bổng không, nếu có thì có thể tìm kiếm từ các nguồn nào?

Sinh viên theo học các trường công lập tại Đức thường rất ít nhận được học bổng do đã được miễn hoàn toàn học phí, học bổng chỉ có thể xin tại các tổ chức, chính phủ để nhận được chi phí sinh hoạt, đi lại. Tuy nhiên loại học bổng này cho sinh viên rất khan hiếm, đặc biệt là đối với chương trình đại học. Ngược lại, các trường tư sẽ có một số học bổng nhỏ cho sinh viên xuất sắc, có thể tìm tại các nguồn thông tin từ chính trường đại học bạn theo học. Kết quả được xét theo bảng điểm và khả năng ngôn ngữ của sinh viên.

Hỏi: Trình độ tiếng Đức B1 có đủ để sinh hoạt thuận lợi trong thời gian mới sang sinh sống không? Sinh viên có thể giao tiếp bằng tiếng Anh nếu không thạo tiếng Đức không?

Nếu bạn đạt trình độ tiếng Đức B1 thì mới chỉ dừng lại ở giao tiếp cơ bản hàng ngày. Ngoài ra để thuận lợi hơn trong sinh hoạt và đặc biệt là việc học trên trường, sinh viên cần liên tục trau dồi tiếng Đức mới có thể tiếp thu kiến thức tốt nhất. Trong thời gian mới sang, nếu không thể giao tiếp bằng tiếng Đức, bạn vẫn có thể sử dụng tiếng Anh nhưng nên tự thử thách bản thân để tiến bộ hơn.

Hỏi: Trong thời gian học Dự bị đại học, sinh viên có được làm thêm không?

Tìm việc làm thêm ở Đức khá đơn giản, sinh viên thường nhận làm các công việc vào cuối tuần để đảm bảo kết quả học tập. Cơ hội việc làm có thể tìm bằng cách trực tiếp đến cửa hàng hoặc tìm qua mạng. Tuy nhiên, theo quy định sinh viên đang học Dự bị đại học không được phép làm thêm và đa số sinh viên thường tập trung học trong thời gian này để đạt kết quả cao. Tuy nhiên, nếu thực sự cần việc làm thêm, sinh viên có thể tìm việc tại một số cửa hàng của cộng đồng người Việt.

Để chuẩn bị tốt cho quá trình chuẩn bị và nộp hồ sơ thuận lợi, bạn nên thường xuyên tìm hiểu kinh nghiệm của những người đi trước. AMEC thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu, trao đổi kinh nghiệm để giúp bạn chuẩn bị hành trang thật tốt cho con đường du học của bản thân.

Cập nhật các thông tin mới nhất về các chương trình đào tạo tại Đức với Amec:

[contact-form-7 404 "Not Found"]





 

Hoặc liên hệ Hotline:

  • AMEC Hà Nội  (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
  • AMEC Đà Nẵng    (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
  • AMEC Hồ Chí Minh  (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388

Facebook: https://www.facebook.com/toididuhoc



Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

(*)

Có thể bạn quan tâm:

Tin du học nổi bật

Tin du học Mới Nhất

Đăng ký tư vấn miễn phí