HÀ NỘI

(024) 3 941 1891/2 - 0914 863 466

ĐÀ NẴNG

(023) 6 396 7776 - 091 608 2128

HỒ CHÍ MINH

(028) 6261 1177 - 0909 171 388

Xin học bổng sau đại học: Chìa khóa

Trong hồ sơ xin học bổng, sự thể hiện “bạn đã có kinh nghiệm như thế nào” giá trị hơn rất nhiều với việc bạn chăm chú thể hiện với nhà xét tuyển rằng “bạn đã có bao nhiêu kinh nghiệm”.

Kinh nghiệp giá trị hơn điểm cao

Bạn đã học xong đại học và muốn xin một học bổng thạc sĩ thì chắc chắn bạn phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc. Nếu như bảng điểm và điểm tiếng Anh của bạn cao “ngất ngưởng” thì kinh nghiệm có thể chỉ cần đủ số năm yêu cầu và vị trí công tác phù hợp. Còn nếu điểm của bạn chưa được cao (nhất là điểm học đại học) thì phần chứng minh kinh nghiệm là nơi bạn “kiếm điểm” để những người xét duyệt hồ sơ đưa bạn vào tầm ngắm.

Hầu hết các chương trình học bổng phát triển là nhằm trợ giúp người học tiếp cận, thu nạp những kiến thức, phương pháp, tác phong, kỹ năng tiên tiến nhất để rồi sau khóa học quay lại áp dụng và cập nhật chúng tại quê nhà. Cũng vì thế mà một số chương trình học bổng như Ausaid vài năm lại đây chuyển hết học bổng cho đối tượng sau đại học vì khả năng thực tiễn và ứng dụng cao này. Trong đó, học bổng master là nhiều nhất.

Vì thế, bạn cần phải nêu bật được tính liên quan giữa những cái bạn đã học, đã làm với những cái bạn đang mong muốn được học để rồi sẽ làm gì sau đó. Thực tế là nhiều người điểm đại học loại “xoàng” nhưng nhờ tiếng Anh tốt và kinh nghiệm, được thể hiện qua hồ sơ một cách chuyên nghiệp và ấn tượng đã có được học bổng.

Phải biết mình cần gì

Trừ khi bạn đi theo con đường nghiên cứu và học thuật, còn thì trong hồ sơ bạn không nên chỉ tập trung vào việc chứng minh mình là người học giỏi nhất, điều ấy là rất khó và ít nhiều không tưởng. Thay vào đó, bạn hãy chứng minh mình là người có khả năng và là người phù hợp nhất cho chương trình học bổng này.

Dù bạn có là thủ khoa mà chưa biết chọn ngành học nào hoặc sau đó sẽ làm gì thì cũng rất khó để thuyết phục được hội đồng xét duyệt. Bạn phải biết mình thực sự muốn gì trước khi muốn thuyết phục người khác. Tình trạng chung của nhiều sinh viên (nhất là ngành khoa học xã hội) là điểm học rất cao lại phân vân, lưỡng lự, thậm chí là hoang mang không biết chọn ngành nào khi xin học bổng. Những người xét học bổng rất ngán phải cho những người cứ lao vào xin học bổng bằng được cái đã mà chưa tính tới làm gì.

Kinh nghiệm làm việc bao nhiêu thì đủ?

Các chương trình cấp học bổng thạc sĩ thường đòi hỏi ít nhất 2 năm kinh nghiệm nhưng cũng có sự linh động nhất định. Nhiều khi chỉ cần là bạn tốt nghiệp được 2 năm (căn cứ vào ngày cấp bằng) và có đi làm sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, bạn đừng nghĩ là “thâm niên công tác” càng lâu càng tốt vì hội đồng xét tuyển sẽ quan tâm nhiều hơn tới công việc bạn đang làm hoặc công việc gần nhất bạn làm.

Vì vậy bạn nên chăm chút công việc và vị trí công tác gần đây nhất thay vì “tái hiện” một dĩ vãng oanh liệt từ 5 năm về trước, trừ phi nó có liên quan mật thiết tới học bổng và ngành bạn đang xin học. Nếu bạn làm nổi bật quá khứ, trong khi phần hiện tại mờ nhạt thì có thể những người xét duyệt sẽ nghĩ rằng “bạn đã hết thời”. Họ muốn dành học bổng cho những ứng viên nhiều hứa hẹn và đầy tiềm năng vì mục đích của họ là giúp bạn “phát triển” để thông qua đó giúp đất nước bạn.

Thay vì chỉ trả lời câu hỏi: “Có bao nhiêu kinh nghiệm?”, bạn nên quan tâm tới một câu hỏi quan trọng hơn: “Kinh nghiệm như thế nào?”.






 

Hoặc liên hệ Hotline:

  • AMEC Hà Nội  (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
  • AMEC Đà Nẵng    (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
  • AMEC Hồ Chí Minh  (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388

Facebook: https://www.facebook.com/toididuhoc



Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

(*)

Có thể bạn quan tâm:

Tin du học nổi bật

Tin du học Mới Nhất

Đăng ký tư vấn miễn phí