HÀ NỘI

(024) 3 941 1891/2 - 0914 863 466

ĐÀ NẴNG

(023) 6 396 7776 - 091 608 2128

HỒ CHÍ MINH

(028) 6261 1177 - 0909 171 388

Học ngữ pháp Tiếng Đức ( Phần 1): Sơ lược

Yêu nước Đức, nên biết tiếng Đức. Và muốn biết tiếng Đức thì sao, cùng học tiếng Đức thôi nào. Bài viết hôm nay, cùng nhau tìm hiểu sơ lược về ngữ pháp tiếng Đức, và bao quát những phần chúng ta cần phải học để không đi lạc đường, hoặc đi sai hướng không có lối thoát nha.

Học tiếng Đức

Danh từ tiếng Đức

Trong tiếng Đức có ba giống:

+ Đực (männlich/Maskulinum)

+ Cái (weiblich/Femininum)

+ Trung (sächlich/Neutrum)

Giống của một danh từ tiếng Đức và giống của vật được danh từ đó định nghĩa thường khác nhau.

Ví dụ: “viên đá” (der Stein) mang giống đực, nhưng “cô bé” (das Mädchen) lại mang giống trung.

Theo cách này, giống của một danh từ tiếng Đức chủ yếu phụ thuộc vào cấu tạo của chính danh từ đó chứ không phải là giống thực sự của vật được nó định nghĩa. Đây được gọi là giống ngữ pháp – một đặc điểm của nhiều ngôn ngữ khác, như tiếng Pháp.

Từ “das Mädchen” trong ví dụ nêu trên chính là dạng giảm nhẹ (diminutiv) của một danh từ cổ trong tiếng Đức: “die Magd”, có nghĩa là “một cô gái” (danh từ “die Magd” ngày nay ít được dùng và có quan hệ gần gũi với danh từ “maid” trong tiếng Anh). Qua ví dụ này, có thể thấy được, tất cả các danh từ tiếng Đức có hậu tố giảm nhẹ “-chen” đều mang giống trung.

Ví dụ sau thể hiện sự ngẫu nhiên trong việc ấn định giống ngữ pháp cho các danh từ: Trong 3 dụng cụ ăn uống phổ biến là dao, dĩa và thìa: dao (das Messer) mang giống trung, nĩa (die Gabel) mang giống cái còn thìa (der Löffel) lại mang giống đực.

Vì sự phức tạp trong việc xác định giống của danh từ nên những người học tiếng Đức thường được khuyên nên học thuộc danh từ cùng với mạo từ xác định của nó (mạo từ này thể hiện giống của danh từ nó đi kèm).

Trong tiếng Đức, tất cả các danh từ phải được viết hoa để phân biệt với động từ.

 Các cách:

Tiếng Đức có 4 cách: Nominativ, Genitiv, Dativ và Akkusativ.

Cách của danh từ trong một câu quyết định đuôi của danh từ đó, đuôi của tính từ bổ nghĩa cho nó, đuôi của đại từ sở hữu và quán từ đi kèm.

Cách của một danh từ phụ thuộc vào nhiệm vụ của danh từ đó trong câu:

Nominativ hay Danh cách: Chủ ngữ

Genitiv hay Sở hữu cách: Chủ sở hữu của một vật hoặc trong trường hợp danh từ đi kèm với những giới từ được quy định dùng với Genitiv

Dativ hay Tặng cách: Tân ngữ gián tiếp (ví dụ như trong trường hợp tân ngữ được gửi tới cho một ai đó, thì “một ai đó” chính là tân ngữ gián tiếp, và phải chia theo Dativ), danh từ đi kèm với những giới từ được quy định dùng với Dativ

Akkusativ hay Đối cách: Tân ngữ trực tiếp (sự vật bị tác động trực tiếp bởi hành động được nói đến trong câu), danh từ đi kèm với những giới từ được quy định dùng với Akkusativ

Số nhiều:

Tiếng Đức có 12 cách chia số nhiều của danh từ. Người học tiếng Đức phải học thuộc lòng dạng chia số nhiều của từng danh từ. Một số lượng lớn các danh từ giống cái có dạng chia số nhiều giống nhau nhưng ngược lại, rất nhiều danh từ giống đực và trung có dạng chia số nhiều đặc biệt.

Một vài ví dụ về cách chia số nhiều của danh từ:

  • Thêm đuôi –en: die Ausbildung (sự đào tạo) => die Ausbildungen
  • Thêm đuôi –n: die Stunde (giờ đồng hồ) => die Stunden
  • Thêm đuôi –er: das Bild (bức tranh) => die Bilder
  • Thêm đuôi –er và dấu Umlaut (dấu hai chấm trên đầu a,o hoặc u) vào nguyên âm: das Haus (ngôi nhà) => die Häuse

Tính từ

Trong tiếng Đức, tính từ thường đứng trước một danh từ và được thêm đuôi. Đuôi của tính từ phụ thuộc và giống, mạo từ và cách ngữ pháp của danh từ đó. Dưới đây là bảng chia đuôi của tính từ theo danh từ mà nó bổ nghĩa:

Học các danh từ đi với mạo từ không xác định tiếng Đức

Danh từ số ít giống đực giống cái giống trung Danh từ số nhiều giống đực giống cái giống trung
Nominativ -e -e -e Nominativ -en -en -en
Genitiv -en -en -en Genitiv -en -en -en
Dativ -en -en -en Dativ -en -en -en
Akkusativ -en -e -e Akkusativ -en -en -en

Học danh từ đi với mạo từ xác định tiếng Đức

Danh từ số ít giống đực giống cái giống trung
Nominativ -er -e -es
Genitiv -en -en -en
Dativ -en -en -en
Akkusativ -en -e -es

Động từ

Cũng giống như một số ngôn ngữ khác, động từ nguyên mẫu tiếng Đức bắt buộc phải biến đổi để phù hợp với ngữ cảnh của câu văn, tương đồng với chủ ngữ. Việc biến đổi động từ ấy gọi là chia động từ (die Konjugation). Tiếng Đức có 6 thì cơ bản được chia thành hai nhóm: thì đơn (chia ngay động từ chính) gồm hai thì đơn là thì hiện tại (Präsen) với thì quá khứ đơn (Präteritum) và thì kép (mượn và chia trợ động từ, động từ chính có thể để nguyên mẫu/ phân từ rồi chuyển về cuối câu) bao gồm thì hiện tại hoàn thành (Perfekt), thì quá khứ hoàn thành (Plusquamperfekt), thì tương lai đơn (Futur I) và thì tương lai hoàn thành (Futur II).

Gốc động từ (Verbstamm)

Trong tiếng Đức, hầu hết các động từ nguyên mẫu (infinitiv) tận cùng bằng đuôi -en hoặc đuôi -n như kommen, lieben, wandern. Nếu loại bỏ đuôi -en hoặc -n ra khỏi động từ nguyên mẫu, ta được gốc động từ (verbstamm).

Bài viết hôm nay đến đây nha. Sơ lược sơ qua những điểm chính trong thành phần câu. Cùng chờ những bài viết sau để tìm hiểu kĩ về từng thành phần danh – tính – động, và cách sắp xếp trật tự từ trong câu nha.

Xem thêm:

– Khai giảng khóa học tiếng Đức cấp tốc tháng 11

– Các thông tin du học Đức

Điền Form đăng ký để được AMEC tư vấn miễn phí.

AMEC NÂNG TẦM ƯỚC MƠ CỦA BẠN!






 

Hoặc liên hệ Hotline:

  • AMEC Hà Nội  (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
  • AMEC Đà Nẵng    (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
  • AMEC Hồ Chí Minh  (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388

Facebook: https://www.facebook.com/toididuhoc



Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

(*)

Có thể bạn quan tâm:

Tin du học nổi bật

Tin du học Mới Nhất

Đăng ký tư vấn miễn phí