HÀ NỘI

(024) 3 941 1891/2 - 0914 863 466

ĐÀ NẴNG

(023) 6 396 7776 - 091 608 2128

HỒ CHÍ MINH

(028) 6261 1177 - 0909 171 388

Kinh nghiệm viết thư động lực xin visa du học Đức

Viết thư động lực xin visa du học Đức có khó không? Visa là bước quan trọng bậc nhất trong quá trình hoạch định du học của chúng ta. Trong đó nhân tố không thể thiếu là “thư động lực”. Tùy theo tiêu chí đánh giá của mỗi nước, mà thư động lực đóng góp bao nhiêu phần trăm trong việc quyết định thành bại của hồ sơ du học. Riêng đối với du học Đức thư động lực quyết định khoảng 40-50% thành bại của hồ sơ.

Hôm nay AMEC xin chia sẻ một vài bí kíp viết thư động lực xin visa du học Đức. Các bạn có thể tham khảo áp dụng để có được bức thư động lực chuẩn nhất nhé!

1. Cấu trúc một bức thư động lực?

Như phần lớn những bức thư theo chuẩn khác. Thư động lực sẽ bao gồm: phần giới thiệu, phần trọng tâm và phần kết luận.

– Giới thiệu: Bạn có thể tham khảo những câu tìm trên mạng Internet. Tuy nhiên, cũng phải xác định là hơi nhàm chán. Vì ai cũng đọc và sử dụng những mẫu câu này.

  • Kiểu trực tiếp: Tôi tên là… Hôm nay tôi muốn nộp đơn…
  • Kiểu gián tiếp: nước Đức là một nước khá phát triển và lĩnh vực kinh tế. Với bản thân là một sinh viên kinh tế, tôi có nguyện vọng…

Do không có tiêu chuẩn gì với loại thư này, nên nếu được, các bạn có thể mở đầu mang tính cá nhân sáng tạo một chút. Ví dụ: ai cũng bảo tiếng Đức rất khó. Nhưng tôi đã học và đạt được bằng B1 loại tốt, mặc dù không có nhiều khả năng ngôn ngữ lắm, vì tôi quyết tâm du học Đức…

– Phần trọng tâm: đây là phần quyết định, nên xin phép sẽ được diễn giải thêm ở phần 2 bài viết.

– Phần kết luận: Thường bạn sẽ nói sơ sơ kế hoạch của bạn sau khi học xong.

Lời khuyên cổ điển nhất là: học xong về phục vụ đất nước.

Còn riêng với góc nhìn của AMEC thì bạn có thể không cần sử dụng lối mòn đó. Vì cơ quan xét duyệt đọc 100 bức thư như một, rất chán, nhưng dĩ nhiên không thể nói thẳng: học xong tôi ở lại Đức, thì hơi mạo hiểm một chút.

Về phần này AMEC nghĩ bạn có thể dùng những kiểu nói khác nhau diễn đạt mục đích của bạn, theo hướng an toàn cũng được, nhưng không nên sáo rỗng.

Chẳng hạn: Kiến thức này sẽ hữu ích cho việc phát triển sự nghiệp của tôi ở Việt Nam.

Tôi mong muốn được làm việc ở công ty đa quốc gia, di chuyển khắp nơi…

2. Phần trọng tâm: Nên và không nên nói những gì khi xin visa du học Đức

Theo đúng nghĩa thư động lực, cái thể hiện quyết tâm và sự phù hợp của bạn với chương trình mà bạn chọn. Nên với vài dòng, vài chữ ngắn ngủi, các bạn nên chọn lọc những thứ để cho họ biết bạn hoàn toàn xứng đáng. Hồ sơ học vấn bạn đẹp thì tôi không bàn thêm ở đây, vì gần như không cần phải chọn lọc nhiều, bạn chỉ cần bưng bê nhấn nhá những thành tích bạn có là được

Ví dụ:

Những thứ thế mạnh cần phải nhắc lại, mặc dù hồ sơ xin Visa đã có:

  • Bằng B1 điểm tốt, hoặc là khoe thêm việc có B2.
  • Điểm tổng kết cuối năm cao, hoặc điểm liên quan đến ngành nghề bạn chọn cao
  • Kinh nghiệm làm việc, hiểu biết về ngành nghề này.

Những điểm hơi không đẹp lắm trong hồ sơ, chắc chắn phải có giải thích, khắc phục:

  • Điểm kĩ năng nghe B1 không đẹp là vì sao, và mình tự tin sẽ cải thiện được.
  • Những tình huống khó hơn:

+ Ví dụ bạn đã tốt nghiệp đại học 1 ngành, và muốn học ngành khác: phải thể hiện kinh nghiệm làm việc trong ngành mới này, cũng như những tiềm năng ngành này sẽ mang lại. Nếu cần, ghi thêm vài hiểu biết đặc biệt của mình về ngành mới.

+ Ví dụ bạn còn trẻ, không có kinh nghiệm nhưng lại muốn đi học nghề chăm sóc người già, công việc đòi hỏi kiên nhẫn, chịu khó. Bạn phải nỗ lực thể hiện kiến thức nền cơ bản về ngành nghề, tham gia những hoạt động tình nguyện, học tiếng Đức, và nói rõ quyết tâm thông qua hiểu biết sâu rộng thực tế của mình.

  • Biến nhược điểm thành ưu điểm: ví dụ trong trường hợp trên. Bạn có thể nói về ưu điểm của tuổi trẻ như dễ học hỏi và hòa nhập.

3. Hồ sơ khó – xin visa du học Đức từng bị từ chối

Với loại hồ sơ này, bạn cần phải đầu tư thư động lực hơn rất nhiều lần. Bạn có thể bỏ qua những nội dung cổ điển cần có, vì bạn cần không gian và chất xám để giải thích những thứ quan trọng hơn.

Dựa vào đánh giá hồ sơ lần trước. Bạn phải nêu bật lý do vì sao lại có những điểm tiêu cực theo góc nhìn của cơ quan đại sứ, lãnh sự: khả năng tài chính, học vấn chưa đủ, động lực chưa đủ.

Quan trọng nhất của loại hồ sơ này, là bạn phải có những bằng chứng cải thiện đáng giá. Ví dụ bằng cấp cao hơn, điểm ngoại ngữ cao hơn, chứng minh tài sản rõ ràng hơn.

4. Lời kết

Hy vọng những gợi ý trên sẽ giúp được các bạn phần nào trong quá trình chuẩn bị hồ sơ du học.

Còn nếu các bạn muốn có những đánh giá khách quan nhất cũng như những hỗ trợ cho phần thư động lực nói riêng và hồ sơ du học nói chung thì đừng ngại ngần liên lạc AMEC nhé.

Xem thêm:

Bật mí đến bạn kinh nghiệm làm hồ sơ du học Đức dễ như “con nhà người ta”.

Điểm sáng cho hồ sơ du học Đức của bạn?.

AMEC NÂNG TẦM ƯỚC MƠ CỦA BẠN!






 

Hoặc liên hệ Hotline:

  • AMEC Hà Nội  (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
  • AMEC Đà Nẵng    (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
  • AMEC Hồ Chí Minh  (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388

Facebook: https://www.facebook.com/toididuhoc



Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

(*)

Có thể bạn quan tâm:

Tin du học nổi bật

Tin du học Mới Nhất

Đăng ký tư vấn miễn phí