HÀ NỘI

(024) 3 941 1891/2 - 0914 863 466

ĐÀ NẴNG

(023) 6 396 7776 - 091 608 2128

HỒ CHÍ MINH

(028) 6261 1177 - 0909 171 388

10 câu hỏi trước khi đi du học Đức

1. Tại sao nên chọn Đức là điểm đến của tôi?

Đức là một nước phát triển, là trái tim của châu Âu và dĩ nhiên có mức độ đào tạo cũng vô cùng cao. Đây chính là điểm đến lý tưởng cho sinh viên muốn theo đuổi chương trình đào tạo thực sự chất lượng. Có thể bạn chưa biết, rất nhiều trường đại học của Đức thường xuyên xuất hiện tại các bảng xếp hạng trường đại học tốt nhất trên thế giới.

Hệ thống giáo dục của Đức tập trung hoàn thiện chất lượng đầu ra dựa trên phương pháp đào tạo hướng tới nghiên cứu.

Nhắc đến Đức, chắc hẳn ai ai cũng nghĩ tới những ngành thế mạnh như kỹ thuật và khoa học. Những ngành này cũng chính là mũi nhọn của nền giáo dục Đức với chất lượng đào tạo tuyệt hảo.

2. Các trường đại học Đức có cung cấp khoá đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Anh không?

Không chỉ dừng lại ở đào tạo bằng tiếng Đức, các trường đại học tại đây cũng cung cấp nhiều chương trình đào tạo bằng cấp quốc tế được giảng dạy bằng tiếng Anh. Đa số các trường đại học đều có nhiều khoá học Thạc sĩ, Tiến sĩ cho phép sinh viên được học tập hoàn toàn bằng tiếng Anh.

Ngoài ra, các cơ sở giáo dục của Đức cũng thường xuyên tổ chức khoá học tiếng dành cho sinh viên trước và trong suốt quá trình học tại trường đại học.

3. “Studienkolleg” là gì?

‘Studienkolleg’ là khoá học dự bị kéo dài 1 năm dành cho sinh viên quốc tế muốn theo học đại học Đức nhưng bằng cấp trước đó chưa được Đức công nhận. Đối với sinh viên Việt Nam, hoàn thành Studienkolleg là điều kiện bắt buộc để bạn có thể xin vào một trường đại học tại Đức.

Tham gia khoá học, bạn sẽ theo học chương trình toàn thời gian bao gồm tiếng Đức và một số môn liên quan tới chuyên ngành của mình. Điểm số của kì thi đầu ra Studienkolleg sẽ được dùng để xét tuyển khi bạn vào đăng ký vào một chương trình cử nhân của Đức.

4. Học phí tại Đức là hoàn toàn miễn phí, đúng hay sai?

Bạn sẽ được miễn hoàn toàn học phí khi lựa chọn học tập tại các trường đại học công lập. Hiện nay mới chỉ có bang Baden-Wurttemberg thay đổi sang chính sách thu học phí, trong tương lai có thể sẽ tiếp tục có thêm một số bang khác cũng áp dụng chính sách này. Vì vậy để được hưởng chế độ giáo dục tốt nhất với chi phí cực thấp trước khi vướng phải chính sách này, bạn nên quyết tâm chuẩn bị ngay hôm nay.

Ngoài ra, các trường đại học tư và chương trình cao học cũng sẽ tính học phí cho sinh viên. Tuy nhiên, những sinh viên đã có bằng đại học của Đức sẽ được miễn toàn bộ học phí cho chương trình cao học.

 

5. IELTS hoặc TOEFL có phải điều kiện bắt buộc để được theo học chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh hay không?

Có, chỉ khi có những điểm thi như IELTS hoặc TOEFL, cơ sở đào tạo mới có thể xác định trình độ tiếng Anh của bạn đến đâu và xem xét rằng liệu bạn có đủ khả năng theo học chương trình được giảng dạy 100% bằng tiếng Anh hay không.

6. Trong thời gian du học, sinh viên có được phép làm thêm không?

Sinh viên quốc tế không thuộc khối EU được phép làm việc tối đa 120 ngày/năm khi làm full time hoặc 240 ngày/năm khi làm part time. Số ngày làm việc bao gồm cả những công việc tình nguyện dù có hoặc không được trả lương.

7. Ngoài các trường đại học, tôi có thể xin học bổng tại các tổ chức nào khác?

Bạn có thể tìm hiểu thêm:

German Research Foundation

(http://www.dfg.de/en/index.html)

German Academic Exchange Service (DAAD)

(https://www.daad.de/deutschland/stipendium/datenbank/en/21148-scholarship-database/)

8. Xin visa du học cần có những tài liệu gì?

Visa du học thường yêu cầu những giấy tờ cần thiết như:

  • 3 ảnh hộ chiếu
  • Hộ chiếu
  • Thư mời nhập học của một trường đại học Đức.
  • Các giấy tờ, bằng cấp liên quan tới bậc học trước đó đã thẩm tra APS.
  • Lý lịch nêu quá trình đào tạo hoặc nghề nghiệp cho đến thời điểm xin visa
  • Chứng chỉ ngoại ngữ
  • Thư động lực
  • Hồ sơ chứng minh tài chính.
  • Chứng nhận sức khoẻ.

Ngoài ra, tuỳ từng trường hợp Đại sứ quán có thể yêu cầu bổ sung thêm các giấy tờ cần thiết khác.

9. Tôi có phải rời khỏi Đức ngay sau khi hoàn thành chương trình học không?

Không hẳn, thay vào đó bạn sẽ được gia hạn visa 1 năm sau khi hoàn thành bậc học Cử nhân.

10. Làm thế nào để có Giấy phép Nhập cư?

Đối với sinh viên, giấy phép nhập cư có hiệu lực 2 năm và cần gia hạn trước ngày visa của bạn hết hạn. Để được cấp Giấy phép Nhập cư, bạn cần có các giấy tờ sau:

  • Thư nhập học vào một trường đại học.
  • Chứng minh tài chính.
  • Bảo hiểm y tế.

Bạn còn chờ gì nữa không đăng kí nhận thông tin du học Đức ngay:

[contact-form-7 404 "Not Found"]





 

Hoặc liên hệ Hotline:

  • AMEC Hà Nội  (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
  • AMEC Đà Nẵng    (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
  • AMEC Hồ Chí Minh  (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388

Facebook: https://www.facebook.com/toididuhoc



Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

(*)

Có thể bạn quan tâm:

Tin du học nổi bật

Tin du học Mới Nhất

Đăng ký tư vấn miễn phí