HÀ NỘI

(024) 3 941 1891/2 - 0914 863 466

ĐÀ NẴNG

(023) 6 396 7776 - 091 608 2128

HỒ CHÍ MINH

(028) 6261 1177 - 0909 171 388

10 việc cần làm ngay khi đặt chân đến nước Đức

Đi du học là một quyết định quan trọng đối với mỗi bạn du học sinh. Nó không đơn thuần chỉ là việc bạn sẽ đi học xa mà còn thay đổi rất nhiều cuộc sống của bạn. Bạn sẽ phải làm quen với một đất nước mới, nền văn hóa mới, môi trường sống mới, bạn bè, học tập… Vậy nên việc tìm hiểu trước những thủ tục cần thiết và quan trọng khi đặt chân đến nước Đức là điều vô cùng quan trọng. Việc này giúp bạn sẽ chủ động và dễ dàng hòa nhập hơn tại Đức đấy! Hãy cùng AMEC điểm qua lại những việc tối quan trọng bạn cần làm ngay khi đến Đức nhé!

1. Kiểm tra các giấy tờ cá nhân quan trọng

Các giấy tờ quan trọng liên quan về chứng minh bản thân như: Visa, Hộ chiếu, cả chứng minh thư nhân dân, giấy khai sinh…

Tất cả các giấy tờ về học tập: bằng cấp gốc, sao y dịch thuật, giấy tờ về trường học. Đặc biệt nhớ là những giấy tờ này nên được dịch thuật công chứng ra làm nhiều bản bởi vì ở Đức làm những thủ tục này tốn rất nhiều chi phí.

Vậy nên hãy làm ở nhà càng nhiều càng tốt. (giấy tờ công chứng dịch thuật này chỉ dành cho các bạn du học đại học thôi nhé) . Vì sau này có thể bạn sẽ cần đến những giấy tờ này khá là nhiều. Đặc biệt là các bạn sang Đức chuẩn bị thi vào dự bị Đại Học lần đầu. Thì có thể các bạn sẽ cần cho những lần tiếp theo.

Sách và tài liệu mình nghĩ các bạn nên nén vào file và tải lên mail. Chỉ mang theo những cuốn sách thật sự cần thiết, vì số lượng kg hành lí có giới hạn .

Tât cả các giấy tờ cũng phải được nén lưu vào file và tải lên mail. Đây là điều vô cùng quan trọng nếu bạn để lạc mất giấy tờ.

Lưu ý: các giấy tờ này rất quan trọng vì đây là đầu vào để các bạn hoàn thành các thủ tục cần thiết khi ở Đức tiếp theo.

2. Tìm hiểu thông tin về nơi học tập, sinh sống tại Đức

Sau khi bạn nộp hồ sơ xin visa thì các bạn đã biết được nơi học tập và sinh sống thuộc thành phố, bang hay vùng nào của nước Đức rồi.

Vì vậy các bạn cần phải tìm thông tin về nơi đó, vị trí các bạn sống ở thành phố nào,  cách thức đi lại ở thành phố ra sao, chi phí như thế nào, cách thức mua sắm ra sao, qua các phương tiện thông tin, diễn đàn hoặc các trung tâm tư vấn…Đây là thủ tục cần thiết đầu tiên các bạn phải hoàn thành khi đi du học Đức

Ngoài ra bạn cần tìm hiểu thêm:

  • Tìm hiểu xem cách thức đi lại từ sân bay bạn đến về vùng bạn sinh sống, học tập.
  • Liên hệ với hội du học sinh tại Đức, làm quen và bạn có thể nhờ sự giúp đỡ về một số vấn đề cấp bách khi bạn vừa đặt chân đến nước Đức.
  • Tìm hiểu về thủ tục hành chính phải làm khi các bạn đến Đức.
  • Tìm hiểu về thời tiết tại Đức, để chuẩn bị những áo quần phù hợp khi mang theo.
  • Tiền mặt cầm tay mang theo bao nhiêu là đủ khi đến thành phố đó cho thời gian đầu.

3. Mua sim điện thoại

Cũng giống như ở Việt Nam, khi bạn đến một đất nước nào sinh sống, làm việc học tập, thì việc sử dụng điện thoại là cần thiết, cũng như bạn cần phải có cho mình một sô điện thoại ở đất nước đó để khi đăng kí giấy tờ hoặc thông báo các vấn đề liên quan thì số điện thoại là một cái gì đó phải có trong cuộc sống của bạn rồi.

Nhưng với việc liên lạc qua điện thoại thì nó không nhiều và thường xuyên, vì hầu như mọi người đều sử dụng thông qua mạng xã hội như facebook , skype, whatssap . Vậy tại Đức, thủ tục cần thiết như mua SIM và kích hoạt SIM có đơn giản không?

Tại Đức, khi mua thẻ SIM, người dùng phải đăng ký bằng ID và cung cấp bằng chứng về địa chỉ cư trú của Đức. Thẻ SIM có thể được mua ở hầu hết các siêu thị, cửa hàng điện tử và trong nhiều cửa hàng điện thoại di động nhỏ với các gói khác nhau.

Có một số lượng lớn các nhà cung cấp trong các mạng khác nhau như:

  • VODAFONE;
  • TELEKOM;
  • ALDI TALK;
  • LIDL CONNECT.

Vì mới tới Đức, các giấy tờ của bạn còn thiếu nên không thể mua được ngay thẻ điện thoại của Đức để vào internet. Các bạn có thể ra cửa hàng của Thổ mua và nhờ các bạn Thổ kích hoạt sim điện thoại. Với sim điện thoại này các bạn có thể gọi điện và vào internet. Giá cả giao động từ 15-20 euro cho 16GB Internet và gọi điện trong 1 tháng nhé.

4. Tìm nhà và đăng ký hợp đồng thuê nhà

Đối với các bạn du học nghề hoặc những bạn học lên cao đã được xác nhận học tại một trường nào đó. Thì việc các bạn đã có nơi ở và tìm được nhà thì đã có trước khi các bạn đến Đức thì sẽ thuận tiện hơn.

Vậy nên sau khi các bạn đến Đức thì các bạn chỉ cần di chuyển đến nơi mình sinh sống. Và đến địa chỉ nhà mình đã thuê, liên lạc trước với chủ nhà. Sau đó kiểm tra nhà, kí hợp đồng. Cùng với đó là giấy xác nhận của chủ nhà về vấn thuê nhà của bạn.

Song đối với du học sinh hệ Đại học hay dự bị thì có thể sẽ khó khăn hơn. Nếu bạn có người thân ban đầu bạn nên sống nhờ ở nhà người thân thời gian đầu tầm 1 tháng sau khi bạn hoàn thành xong kì thi dự bị tại các trường.

Khi các bạn có kết quả sau 5 đến 10 ngày. Thì bạn sẽ biết được mình sẽ sống ở đâu. Và bạn bắt đầu tìm nhà và liên hệ tại thành phồ đó. Sau khi kiếm được nhà thì bạn nhanh chóng làm thủ tục đăng kí hợp đồng nhà để nhận được xác minh của chủ nhà. Sau đó bạn tiếp tục đi làm đăng kí tạm trú tại nơi bạn sinh sống.

Việc tìm nhà sẽ khó khăn hơn đối các bạn học tập tại các thành phố lớn ở phía tây Đức. Nên các bạn cần rất nhiều thông tin thuê nhà tại các thành phố. Cũng như sự hỗ trợ của hội sinh viên ngay tại thành phố đó, điều nãy sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều.

Các hình thức tìm nhà như:

  • Ký túc xá: cái này phải đăng kí càng sớm càng tốt, đặc biệt với những bạn vừa có kết quả đậu dự bị.
  • Thuê căn hộ ở chung: mỗi căn hộ có tầm 3 phòng. Các bạn có thể thuê nguyên căn hộ sau đó các phòng mình sẽ chia mỗi người một phòng. Sử dụng chung bếp, phòng khách và phòng tắm. Cái này gọi là Wohngemeinschaft.

5. Đăng ký tạm trú, tạm vắng

Sau khi đã tìm được nơi ở phù hợp với mình rồi thì bước đăng kí tạm trú nơi bạn ở là thủ tục cần thiết vô cùng quan trọng. Trong vòng 1-2 tuần khi bạn có những giấy tờ hợp đồng nhà và xác minh của chủ nhà. Bạn nên liền đến các Văn Phòng Đăng kí tạm trú (Bürgeramt) nơi bạn ở để đăng kí tạm trú.

Đây là nơi bạn nhận được “xác nhận đăng ký” (Meldebestätigung). Với giấy xác nhận này, bạn sẽ yên tâm học tập và sinh sống tại Đức. không lo bị cảnh sát/sở ngoại kiều hỏi thăm bất ngờ nữa.

Cách thực hiện thủ tục này:

  • Bạn chỉ cần gõ từ khoá “Anmeldung + tên thành phố nơi bạn đang ở” ở google.com. Bạn sẽ tìm thấy thông tin địa chỉ phòng đăng ký tạm trú gần nơi bạn ở nhất. Ví dụ Anmeldung Nordhausen. Đối với các thành phố lớn sẽ có nhiều Phòng đăng ký tạm trú ở các địa chỉ khác nhau. Đối với các tỉnh nhỏ thì thường chỉ có một nơi để đăng ký tạm trú.
  • Sau đó đến các phòng đăng kí tạm trú đã tìm và xin đăng kí tạm trú. Thường thì ở các thành phố lớn bạn đến văn phòng và bốc số ngồi đợi như bạn thường làm ở Việt Nam. Sau đó bạn đưa các giấy tờ: Hợp đồng nhà, đơn xác nhận chủ nhà và hộ chiếu và nhờ họ đăng kí tạm trú cho mình.
  • Với lệ phí cho thủ tục đăng kí này thì bạn sẽ không phải mất phí cho khoản này. Sau khi hoàn thành xong thì họ sẽ đưa cho bạn giấy tờ đã đăng kí tạm trú. Thì các bạn nhớ bảo quản cẩn thận nhé.

Ngoài ra ngay tại phòng đăng kí sẽ có những hổ trợ giúp đỡ về an sinh cho người dân sinh sống tại thành phố đó. Bạn nên tìm hiểu kĩ và hỏi xem họ có những giúp đỡ gì nhé, vì những điều này hỗ trợ cho bạn rất nhiều.

6. Đăng ký hòm thư

Việc bạn có hòm thư khi đến Đức là vô cùng quan trọng. Là thủ tục cần thiết phải làm ngay vì ở Đức hầu như mọi vấn đề sẽ làm việc qua mail và thư từ.

Đối với các bạn du học nghề và du học thạc sĩ trước khi qua Đức đã xác định được nơi mình sinh sống và học tập nên các bạn cũng đã tìm được chỗ ở khi còn ở Việt Nam vậy nên khi đến các bạn chuyển đến chỗ ở, làm các giấy tờ về vấn đề nhà ở và sau đó sẽ điền tên mình lên hòm thư tại nhà của mình.

Còn đối với các bạn du học Đại Học bước đầu sẽ khó khăn hơn. Vì khi thời gian đầu các bạn sẽ phải tham gia các kì thi dự bị Đại Học ở những nơi khác nhau. Và đến khi có kết quả thì các bạn mới có thể xác định được mình sẽ ở đâu và ở thành phố nào.

Vậy nên lúc đầu vấn đề chỗ ở sẽ hơi phức tạp. Nếu bạn có người thân hoặc ở nhờ một người nào đó thì việc nhờ ở tạm một thời gian đầu và xin để tạm tên mình một thời gian trên hòm thư sẽ dễ dàng hơn. Hoặc nhờ người đó nhận thư giùm mình, nhằm tránh thất lạc những giấy tờ quan trọng nhé.

7. Đăng ký bảo hiểm

Đăng ký bảo hiểm là 1 trong những thủ tục cần thiết trước khi qua Đức. Bảo hiểm y tế là loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Giúp giảm thiểu những chi phí chăm sóc sức khỏe, chi phí liên quan đến việc điều trị, phục hồi sức khỏe…

Trong các trường hợp bị mắc bệnh hoặc bị tai nạn… Vậy nên đây là loại là loại hình bắt buộc tại Đức. Bảo hiểm y tế công do chính phủ quy định (GKV). Bảo hiểm y tế tư nhân từ một công ty của Đức hoặc quốc tế (PKV) hoặc kết hợp cả hai.

Hầu như các bạn du học nghề hay đã được nhập học  và là sinh viên tại trường đại học thì các bạn sẽ được đăng kí loại bảo hiểm như AOK, TKK, DAK.

Chi phí hàng tháng tùy theo bang sẽ chênh lệch nhau vài Euro:

  • AOK ( 83 Euro)
  • TKK ( 81,30 Euro)
  • DAK ( 85,49 Euro)

Đây là chi phí bắt buộc mà các bạn phải bỏ ra cho mỗi tháng. Vì việc này sẽ giúp đỡ các bạn trong vấn đề ốm đau bệnh tật khi ở Đức.

Còn riêng đối với các bạn học khóa học tiếng ở Đức và các bạn là sinh viên dự bị tại Đức thì các bạn sẽ mua loại bảo hiểm tư như: Care Concept, Mawista, Hanse Merkur…. Thì với chi phí cho bảo hiểm tư nhân này sẽ nhẹ hơn nhiều so với bảo hiểm tư. Các bạn chỉ phải trả tầm: 30 – 40 euro cho 1 tháng. Nhưng chỉ dành cho các ban đang học tiếng và dự bị thôi. Một khi các bạn đã học nghề và học đại học thì bắt buộc các bạn phải mua bảo hiểm công như trên.

Các giấy tờ thủ tục cần thiết cho đăng kí bảo hiểm: Các bạn có thể đến trực tiếp văn phòng hoặc đăng kí online với form online, hợp đồng sẽ được nhận qua E-mail. Sau mỗi lần khám bệnh bạn có thể đem hóa đơn ra để họ làm thủ tục thanh toán tiền cho mình.

Giấy tờ cần phải có cho việc đăng kí bảo hiểm:

  • Passport hoặc thẻ cư trú.
  • Giấy chứng nhận sinh viên hoặc thẻ sinh viên – Studienbeschenigung hoặc Immatrikulation.
  • Hợp đồng học nghề nếu bạn đi theo diện học nghề (Ausbildung).

8. Mở tài khoản ngân hàng tại Đức

Sau làm quen với môi trường ở Đức, cũng như số tiền bạn cầm tay qua Đức đã dần cạn. Thì hãy nhanh chóng kích hoạt tài khoản ngân hàng ở Đức . Đây là tài khoản mà bạn đã làm trước đó ở Việt Nam.

Những bạn mở tài khoản là Vietinbank của Việt Nam. Các bạn cần gọi điển hỏi thủ tục và giấy tờ, sau đó bạn phải gửi những giấy tờ yêu cầu mở tài khoản qua hòm thư đến chi nhánh mà bạn đăng kí tại Đức là ở Berlin hoặc Frankfurt. Khi họ kiểm tra đầy đủ thông tin giấy tờ sẽ làm thủ tục kích hoạt cho bạn. Sau đó bạn sẽ nhận được các thông tin cũng như thẻ về hòm thư của mình và sử dụng nó.

Nếu ngân hàng mà bạn mở là thuộc về ngân hàng của  Đức. Bạn có thể đến trực tiếp tại địa chỉ ngân hàng đó ở nơi bạn ở và yêu cầu làm thủ tục cần thiết để kích hoạt tài khoản. Bạn sẽ nhận được thẻ qua hòm thư của bạn sau vài ngày làm việc.

Ngoài ra hiện nay, bên cạnh việc mở tài khoản phong tỏa tại Việt Nam qua Vietinbank. Các bạn có thể mở qua web Expatrio. Đây là web liên kết ngân hàng cho phép bạn mở tài khoản phong tỏa thuận tiện hơn. Và cũng giúp các bạn liên kết với các ngân hàng của Đức. Như vậy khi các bạn sang Đức sẽ có thể dễ dàng có thêm tài khoản ngân hàng cá nhân tại 1 trong những ngân hàng phổ thông tại Đức (Deutsche Bank, Sparkasse, Commerzbank).

9. Kết nối với người thân quen hoặc tham gia hội sinh viên Việt Nam tại Đức

Với những bạn có người thân ở Đức thì việc các bạn mới đến Đức sẽ dễ dàng và đỡ bỡ hơn hơn. Nhưng cũng như người thân sẽ giúp bạn ổn định và hướng dẫn cho các bạn những ngày đầu ở Đức để các bạn dễ hòa nhập với cuộc sống bên Đức.

Còn những bạn du học không có người thân thì các bạn hãy liên hệ với hội du học sinh ngay khi đến Đức. Và đặc biệt ở Đức hội du học sinh hỗ trợ bạn rất nhiệt tình. Ví dụ như : hội sinh viên Việt Nam có hỗ trợ giúp đón các bạn tại sân bay. Và cũng như hướng dẫn bạn đi tàu về thành phố bạn sinh sống. Hội du học sinh sẽ trở thành mái nhà an toàn hỗ trợ những khó khăn mà bạn gặp phải ở Đức.

Ngoài ra mỗi thành phố bạn ở đều có hội du học sinh Việt Nam tại thành phố đó. Vậy nên hãy liên hệ và làm quen với mọi người. Để giúp bạn bớt cô đơn và dễ dàng hòa nhập với cuộc sống bước đầu nhé.

10. Xin gia hạn Visa Đức

Sau khi các bạn hoàn thành xong các thủ tục giấy tờ cần thiết về. Ví dụ nhà ở, đăng ký tạm trú, giấy tờ nhập học, bảo hiểm, ngân hàng,… Thì việc tiếp theo của các bạn đó là gia hạn visa tại Sở Ngoại Kiều nơi thành phố sống.

Để được cấp visa dài hạn giúp các bạn có thể ổn định sinh sống và học tập. Việc này rất quan trọng vì nếu không gia hạn visa bạn có thể bị trục xuất khỏi Đức.

Hồ sơ xin giạ visa bao gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn đăng kí, kèm ảnh hộ chiếu 3,5×4,5. Các bạn nên sử dụng ảnh theo chuẩn của Đức.
  • Chứng chỉ APS ( Nếu đi du học ).
  • Hộ chiếu.
  • Visa còn hạn vào Đức.
  • Giấy thuê nhà, cái này ra hiệu sách mua và đưa cho chủ nhà kí vào đó. Bạn chỉ cần điền một số thông tin cần thiết vào thôi.
  • Xác nhận đăng kí tạm trú.
  • Bảo hiểm.
  • Giấy chứng minh tài chính. Loại giấy tờ của ngân hàng, xem mình có bao nhiêu tiền trong tài khoản. Không cần chứng thực, ra cây ATM mà in ra là được. (2 bản 1 bản gốc, 1 bản photo).
  • Hợp đồng học nghề (Đối với du học sinh thì cần giấy nhập học; Một số trường hợp thì cần – còn không chỉ cần cái thẻ sinh viên, hợp đồng học tiếng là được)

Với vấn đề gia hạn Visa này chỉ cần bạn có giấy tờ đầy đủ và minh bạch. Thì bạn sẽ nhanh chóng được cấp thẻ cư trú. Còn không họ sẽ thông bảo phải bổ sung đầy đủ giấy tờ cần thiết.

Với lần gia hạn sau, nếu bạn vẫn ở thành phố đó thì có thể Sở Ngoại Kiểu sẽ tự động gửi lịch hẹn gia hạn Visa cùng với những yêu cầu về giấy tờ liên quan để cho bạn chuẩn bị qua hòm thư. Vậy nên các bạn cần chú ý cũng như phải check thư hàng ngày nhé.

Trên đây là những thông tin thủ tục cần thiết nhất mà AMEC giới thiệu đến các bạn. Nhằm giúp các bạn chuẩn bị và thực hiện đầy đủ trước và sau khi đặt chân đến nước Đức. Với những chia sẻ thiết thực này sẽ giúp cho bạn tránh những vấn đề sai lầm không đáng có. Cũng như giúp bạn dễ dàng hòa nhập với cuộc sống ban đầu tại đất nước xinh đẹp này nhé.






 

Hoặc liên hệ Hotline:

  • AMEC Hà Nội  (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
  • AMEC Đà Nẵng    (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
  • AMEC Hồ Chí Minh  (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388

Facebook: https://www.facebook.com/toididuhoc



Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

(*)

Có thể bạn quan tâm:

Tin du học nổi bật

Tin du học Mới Nhất

Đăng ký tư vấn miễn phí