HÀ NỘI

(024) 3 941 1891/2 - 0914 863 466

ĐÀ NẴNG

(023) 6 396 7776 - 091 608 2128

HỒ CHÍ MINH

(028) 6261 1177 - 0909 171 388

Bên lề chuyện du học Pháp

Nước Pháp hiện đứng thứ ba trong số các nước được du học sinh Việt lựa chọn làm điểm đến học tập. Bài viết này sẽ giúp cho các bạn có dự định du học Pháp thấy được những thông tin khác bên lề chuyện du học Pháp.


Học bổng và lệ phí đăng ký vào đại học

Bộ Ngoại giao Pháp là nơi triển khai thực hiện chương trình học bổng hằng năm của chính phủ với khoảng 22.000 suất học bổng. Hiện có hai loại học bổng. Loại thứ nhất chiếm hơn 80% tổng số học bổng, nằm trong khuôn khổ các chương trình hợp tác giữa Pháp và các nước. Loại thứ hai là học bổng ưu tú, như học bổng Gustave Eiffel, cho phép các cơ sở đào tạo đại học Pháp tiếp nhận sinh viên nước ngoài xuất sắc nhằm mục đích phát triển quan hệ hợp tác quốc tế giữa các đại học.

Ngoài ra, Bộ Giáo dục Pháp cũng cấp học bổng cho sinh viên nước ngoài với một số điều kiện, chủ yếu về tài chính. Nếu bạn quan tâm đến các chương trình học bổng, hãy liên hệ với Phòng Văn hóa Đại sứ quán Pháp (Hà Nội) hoặc Tổng Lãnh sự quán Pháp tại TPHCM. Đây là nơi trực tiếp hướng dẫn, giải quyết những thắc mắc về học bổng.

Tổ chức Du học Pháp (EduFrance) cho biết lệ phí đăng ký thay đổi tùy theo trường công lập, tư thục hay trường trực thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Pháp và cũng tùy thuộc vào ngành học.

Lệ phí đăng ký vào các viện đại học được nhà nước tài trợ kinh phí đào tạo dao động từ 133 euro cho chương trình lấy DEUG (bằng đại học đại cương), DUT (bằng đại học công nghệ), DEUST (bằng đại học khoa học kỹ thuật), cử nhân, cao học, đến 253 euro đối với MSG (bằng cao học khoa học quản lý), MST (bằng cao học khoa học công nghệ), MIAGE (bằng cao học tin học ứng dụng vào quản lý doanh nghiệp) và bằng tiến sĩ.

Lệ phí đăng ký vào các trường của Phòng Thương mại và Công nghiệp trường tư thục cao hơn, từ 2.000-6.000 euro. Đối với chương trình cao học quản trị kinh doanh (MBA), lệ phí khoảng 7.000- 20.000 euro đối với các trường danh tiếng.

Các trường đào tạo kỹ sư của nhà nước lấy lệ phí đăng ký thấp, như: Trường Mỏ 304 euro, Trường Quốc gia Cầu đường 762 euro. Tuy nhiên, các trường tư thục đào tạo kỹ sư thu lệ phí cao, khoảng 3.800-14.000 euro/năm.

Chuyện ở

Được ở trong các ký túc xá công của nhiều trường là lý tưởng đối với các du học sinh. Giá thuê ở các khu ký túc xá này khoảng 120-300 euro/người/tháng. Xin chỗ trong các ký túc xá, đặc biệt ở Paris, rất khó khăn vì số phòng có hạn. Ký túc xá công thường dành cho sinh viên được học bổng của chính phủ, nhất là sinh viên nước ngoài.

Bên cạnh ký túc xá công, những năm gần đây, ký túc xá tư cho sinh viên phát triển mạnh. Muốn thuê phòng ở các ký túc xá tư, sinh viên phải ký quỹ. Giá thuê một phòng ký túc xá tư ở Paris khoảng 590-686 euro/tháng, ở tỉnh 400-686 euro/tháng.

Du học sinh có điều kiện hơn có thể thuê căn hộ, nhà bên ngoài với giá hàng ngàn euro/tháng. Nhưng để được thuê, bắt buộc phải có giấy bảo lãnh của cha mẹ chứng minh khả năng tài chính. Những sinh viên thực tập ngắn hạn thường chọn hình thức ở chung với các gia đình người Pháp. Họ có thể thuê phòng riêng trong nhà, có sẵn đồ đạc, ăn sáng chung hoặc sử dụng bếp chung… nhưng tiền thuê cũng không rẻ, 800-l.050 euro/tháng ở Paris và khoảng bằng phân nửa mức này nếu ở các tỉnh.

Theo kinh nghiệm của những du học sinh Việt Nam đi trước, ngay khi mới thuê nơi ở, họ đã nộp đơn xin trợ cấp xã hội về nhà ở. Điều kiện để được Quỹ Trợ cấp gia đình (www.caf.fr) hỗ trợ chỗ ở đối với sinh viên nước ngoài bao gồm (chỉ áp dụng cho những thành phố trên 100.000 dân): giấy phép lưu trú còn hiệu lực, diện tích nơi ở không dưới 9 m2/nguời, mức thu nhập trần không thay đổi. Số tiền được trợ cấp nếu được chấp thuận, tối đa là 163 euro ở Paris và 140 euro ở tỉnh.

Theo thống kê của EduFrance tại TPHCM, 4% sinh viên Việt Nam theo học hệ sau đại học, 30% theo các ngành khoa học và trong số họ, 700 người được Chính phủ Pháp cấp học bổng.

Hằng năm, gần 40 trường đại học và tổ chức giáo dục Pháp tham gia triển lãm du học Pháp ở Việt Nam để tìm sinh viên.

Chi phí du học ở Pháp không cao như ở Úc, Mỹ nhưng đời sống ở Pháp nhìn chung đắt đỏ và những vấn đề liên quan đến sinh viên, như: ăn, ở, đi lại, làm thêm khá phức tạp.

Chuyện làm thêm

Những sinh viên nước ngoài không được hưởng học bổng, theo quy định của Pháp, được phép làm việc thêm tối đa 84,5 giờ/tháng nếu có giấy phép làm việc tạm thời. Giấy phép này cứ sau chín tháng thì phải làm lại. Trong thời gian nghỉ hè, giấy này được cấp tối đa ba tháng. Sở Lao động – Việc làm và Đào tạo chuyên nghiệp ở các thành phố là nơi cấp giấy phép.

Du học sinh cần đến tận nơi nộp đơn với các giấy tờ, như: cam kết tuyển dụng của người sử dụng lao động, photocopy thẻ lưu trú, hộ chiếu, chứng nhận không được cấp học bổng, chứng nhận nhà ở. Trong số này, cam kết tuyển dụng (hoặc hợp đồng lao động) là quan trọng nhất, trong đó ghi rõ mức lương tháng chưa chịu thuế và số giờ làm việc, trình độ chuyên môn.

Thu nhập từ làm thêm của du học sinh so với đời sống ở Pháp chẳng thấm vào đâu vì mức lương tối thiểu ở Pháp khoảng l.000 euro/tháng (tương đương 20 triệu đồng), nhưng so với thu nhập cửa nguời dân Việt Nam thì đây không phải là số tiền nhỏ.

Theo: Tintucvietnam






 

Hoặc liên hệ Hotline:

  • AMEC Hà Nội  (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
  • AMEC Đà Nẵng    (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
  • AMEC Hồ Chí Minh  (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388

Facebook: https://www.facebook.com/toididuhoc



Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

(*)

Đăng ký tư vấn miễn phí