HÀ NỘI

(024) 3 941 1891/2 - 0914 863 466

ĐÀ NẴNG

(023) 6 396 7776 - 091 608 2128

HỒ CHÍ MINH

(028) 6261 1177 - 0909 171 388

5 lý do để bạn dễ dàng lựa chọn điểm đến du học phù hợp với ngân sách tài chính và năng lực học tập?

Du học là cơ hội mở ra cuộc sống mới với vô vàn cơ hội cho các bạn sinh viên. Tuy nhiên, các bạn trẻ cần có sự nghiên cứu, chọn lựa kỹ càng khi quyết định mình sẽ học tại đâu trong những năm tháng ở nước ngoài nhằm đảm bảo có sự đầu tư hiệu quả. Sẽ là một sai lầm rất lớn nếu bạn nghĩ điểm số là yếu tố duy nhất để có thể nhận được thư nhập học của một trường đại học uy tín trên thế giới. Một bài luận hay, các hoạt động ngoại khóa, hay những chương trình thiện nguyện bạn tích cực tham gia chính là một số yếu tố quan trọng khác ngoài thành tích học tập.

Nhiều người ví von chuyện du học như “canh bạc đời người” bởi học gì, ở đâu có sức ảnh hưởng vô cùng lớn đến tương lai của bạn. May mắn là, có vô vàn lựa chọn về trường học cùng các thông tin bên lề cho sinh viên và tất cả những gì bạn cần làm là nghiên cứu, tham vấn ý kiến của những người có kinh nghiệm để tìm con đường hợp lý nhất cho mình. Hãy tham khảo những bí quyết sau đây và tự trang bị cho mình những kiến thức và hành trang thật vững vàng cho bước đi thật thành công trong tương lai nhé.

Trên bản đồ du học hiện nay, những nơi được đánh giá có chất lượng giáo dục tốt nhưng chi phí sinh hoạt phù hợp. Tuy nhiên, điều kiện sống chỉ là một phần, chất lượng giáo dục mới là yếu tố quan trọng. Lời khuyên là đừng ham rẻ mà chọn những trường quá nhỏ, không mấy tiếng tăm. Bạn cần xác định nơi mình định tới có những đại học, cao đẳng nào, chất lượng ra sao, có nhiều cơ hội để tìm việc trong thời gian học và sau tốt nghiệp hay không trước khi quyết định đặt chân tới bất kỳ đâu. Nhưng để nhận được thư nhập học từ một trường đại học danh tiếng không hề dễ dàng. Sẽ là một sai lầm rất lớn nếu bạn nghĩ điểm số là yếu tố duy nhất cần lưu ý khi có ý định nộp hồ sơ vào một trường đại học nước ngoài. Hãy để AMEC cùng đồng hành và mang tấm vé vào ngôi trường mơ ước đến gần bạn hơn nhé!

1. Đối mặt với những yêu cầu khác ngoài điểm số

Ở đa số các cơ sở đào tạo Đại học và sau Đại học trên thế giới, điểm số thường là vấn đề duy nhất bạn cần cân nhắc khi nộp hồ sơ ứng tuyển. Nhưng ở những chương trình đào tạo chuyên sâu, các trường sẽ có xu hướng coi các hoạt động ngoại khóa, danh mục dự án bạn đã hoàn thành (ví dụ như: các video clips, website, blog v.v), bài luận cũng như thi vấn đáp như một phần không thể thiếu của quá trình xét tuyển. Có những bạn trẻ may mắn biết rõ mục tiêu, ước mơ của bản thân và kiên định theo đuổi con đường mình đã chọn nhưng không ít người mãi vẫn “loay hoay” không biết mình phải đi đâu, làm gì.

Nếu chưa chắc chắn về ngành mình muốn theo đuổi trong những năm tháng “tìm con chữ” ở xứ người, trước hết bạn phải xác định thế mạnh và thiên hướng học tập của bản thân để tránh chọn sai ngành, khiến việc học vừa vất vả, vừa thiếu đam mê. Sau đó, bạn có thể tham khảo danh sách những ngành nghề có tỉ lệ việc làm lớn sau tốt nghiệp.

2. Chọn trường phù hợp hay chọn trường uy tín

Khi quyết định đi du học, nhiều bạn học sinh, sinh viên thích chọn những ngôi trường có uy tín với thứ hạng cao, hay những ngôi trường được giới thiệu từ thầy cô giáo, bạn bè, người thân v.v. Tuy nhiên, các chuyên gia giáo dục chỉ ra rằng, không phải cứ trường danh tiếng thì sẽ thích hợp dành cho tất cả mọi người. Hãy chọn ngôi trường phù hợp với chính bạn là tốt nhất.

a. Yếu tố địa lý

Vấn đề địa lý không thể không ảnh hưởng đến quyết định của bạn. Các chi phí phải trả cũng là một yếu tố quan trọng. Khi đi du học, bạn không chỉ phải trả học phí cao hơn mà còn phải chi trả tiền thuê nhà, đi lại, bảo hiểm và nhiều chi phí học tập và sinh hoạt khác. Một số học sinh có thể sẵn sàng cho một cuộc sống hoàn toàn độc lập. Trong khi số khác sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi có bạn bè hoặc người thân ở gần để hỗ trợ khi cần – đặc biệt trong những lúc khó khăn hoặc trong khi vùi đầu vào mùa thi.

b. Môi trường học tập

Môi trường học tập ở các trường đại học cũng có sự khác biệt lớn. Hãy so sánh môi trường học tập tại một trường Đại học nhỏ nằm ở một thị trấn nhỏ với hơn 2,300 sinh viên mà hơn một nửa trong số đó là sinh viên địa phương và một trường Đại học danh tiếng nằm ở giữa trung tâm thành phố lớn với hơn 60,000 sinh viên đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Bạn hãy suy nghĩ kỹ xem mình thật sự muốn học và muốn sống trong môi trường như thế nào? Bạn muốn có những mối quan hệ như thế nào với các giáo sư và những sinh viên khác? Một số bạn trẻ sẽ vô cùng phấn khích khi được học tại trường có khuôn viên lớn và sẽ cảm thấy bức bối khi phải sống và học tập ở một thị trấn nhỏ. Trong khi một số khác lại không hề hào hứng khi bước vào những giảng đường lớn và khuôn viên quá đông. Hãy chọn môi trường học tập mà bạn cảm thấy thoải mái và tự tin nhất.

3. Danh tiếng và chất lượng

Đừng để uy tín của một ngôi trường ảnh hưởng quá nhiều đến quyết định của bạn, bởi vì đó không phải là vấn đề mấu chốt. Những yêu cầu đầu vào chặt chẽ và GPA cao không phải lúc nào cũng tỉ lệ thuận với một chương trình có chất lượng đào tạo tốt hay một chương trình tốt nhất dành cho bạn.

4. Chú ý đến từng chi tiết

Một chương trình Đại học khác rất nhiều so với tấm bằng mà bạn nhận được khi tốt nghiệp. Nhưng trải nghiệm trong cuộc sống thường ngày, tương lai sự nghiệp, những mối quan hệ với những người bạn đồng trang lứa sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong quyết định của bạn.

Không thể nhấn mạnh hết được tầm quan trọng của việc nhận thức rõ những gì bạn đang thực hiện trước khi cam kết nộp đơn xin vào một trường Đại học – đặc biệt với những trường hợp nhập học trực tiếp, nơi mà cơ hội bạn có thể đổi ngành rất hạn chế. Các bạn trẻ nên nghiên cứu các lựa chọn, con đường sự nghiệp và chương trình mà họ sẽ nhập học một cách kỹ càng. Ví dụ, một học sinh đang cân nhắc lựa chọn giữa ngành kỹ thuật máy tính và kỹ thuật môi trường, không nên bắt đầu một trong hai khóa học với kỳ vọng có thể dễ dàng đổi sang ngành còn lại. Sẽ tốt hơn nếu họ chọn chương trình kỹ thuật thông thường tại một trường khác. Một khi bạn được nhận vào một chương trình, bạn sẽ phải tập trung học theo chương trình của trường mà khó có thể thay đổi giữa chừng.

5. Quyết định theo cảm tính

Nhiều chuyên gia tích cực đề xuất việc đến thăm khuôn viên trường trước khi chấp nhận bất cứ yêu cầu nhập học nào. Sinh viên có thể cảm nhận được cuộc sống sẽ như thế nào khi kỳ nhập học bắt đầu – và cảm nhận về nơi mình sẽ học.

Một ngôi trường phù hợp không chỉ được quyết định bởi các tài liệu và những điều bạn đọc được. Có những điều chỉ những người thực sự quan tâm mới hiểu được. Bạn có cảm thấy bạn thật sự thuộc về nơi đó hay không? Hãy ghé thăm trường nếu có cơ hội trước khi ra quyết định cuối cùng nhé.

AMEC luôn sát cánh và sẵn sàng hỗ trợ các bạn trẻ chắp cách giấc mơ du học của mình.

AMEC NÂNG TẦM ƯỚC MƠ CỦA BẠN!

 






 

Hoặc liên hệ Hotline:

  • AMEC Hà Nội  (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
  • AMEC Đà Nẵng    (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
  • AMEC Hồ Chí Minh  (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388

Facebook: https://www.facebook.com/toididuhoc



Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

(*)

Có thể bạn quan tâm:

Tin du học nổi bật

Tin du học Mới Nhất

Đăng ký tư vấn miễn phí