HÀ NỘI

(024) 3 941 1891/2 - 0914 863 466

ĐÀ NẴNG

(023) 6 396 7776 - 091 608 2128

HỒ CHÍ MINH

(028) 6261 1177 - 0909 171 388

Định cư Mỹ khó hay dễ

Bất cứ ai cũng mong muốn được một lần sang Mỹ định cư nhưng cuộc sống ở một đất nước mới không phải là một điều dễ dàng. Hãy cùng SFRC chúng tôi tìm hiểu thêm về những thuận lợi, khó khăn cũng như trải nghiệm của những cá nhân đã và đang sinh sống tại đây.

03-1

Vấn đề định cư Mỹ khó hay dễ

  • Muốn sống được ở Mỹ thì chúng ta phải thực sự làm việc chăm chỉ, đồng tiền chúng ta nhận được sẽ hoàn toàn xứng đáng với công sức bỏ ra và không có chỗ cho những người lười biếng. Từ đó tạo ra sự thay đổi tích cực hơn trong lối sống đối với những ai vừa đặt chân đến nước Mỹ. Điều hay nhất trong văn hoá ứng xử giữa người với người tại Mỹ chính là không có chuyện làm khó khách hàng để đòi thêm tiền cho một dịch vụ tốt hơn.
  • Sang Mỹ sinh sống, cái trở ngại đầu tiên là tiếng Anh. Không có tiếng Anh thì đi đâu làm gì cũng vướng vấp, trở ngại nhưng đó cũng không phải là vấn đề quá to tát vì ngày nay người Việt định cư tại Mỹ chiếm tỉ lệ khá cao và nếu như chúng ta có gặp khó khăn trong vấn đề giao tiếp, ngôn ngữ thì bang California là lựa chọn hợp lý nhất cho những ai mới sang Mỹ. Tại đây thì hầu như các món ăn hay đồ dùng gì bên Việt Nam thì California hay Little SaiGon đều có cả và chúng ta có thể giao tiếp mua bán một cách dễ dàng bằng ngôn ngữ mẹ đẻ.
  • Tiếp đó là tuổi tác và công việc. Thường thì việc làm chia thành 2 loại: trí óc và tay chân. Các cô chú lớn tuổi sang Mỹ rất đau đầu về khía cạnh công việc. Vì khi làm những công việc chân tay thì người Việt mình không bằng người gốc Mễ hay gốc Phi mà nhất là tại những thành phố lớn đông dân, thiếu việc làm nên đôi khi sẽ có sự cạnh tranh khá khốc liệt về mức lương. Công việc trí óc thì không hẳn nhẹ nhàng hơn nhưng nó sẽ phù hợp với người Việt Nam chúng ta. Nước Mỹ rất công bằng chúng ta làm nhiều thì sẽ được hưởng nhiều và làm ít thì sẽ được hưởng ít, nhưng phải khẳng định một điều đáng tự hào rằng người Việt chúng ta sống tại Mỹ của những thập niên 80 là những công dân cần mẫn như câu nói hi sinh đời bố để củng cố đời con. Và lớp trẻ người Việt sống tại Mỹ ngày này có trình độ học vấn không thua gì người Mỹ bản xứ.
  • Về học hành, tuổi nào cũng học được, miễn dốc lòng dốc sức. Chẳng ai cười bạn, cũng không ai soi mói đời tư của bạn. Học ra rồi làm gì? Hiện tại nước Mỹ có tỉ lệ thất nghiệp khá cao. Học ra đôi khi cũng chưa tìm được việc làm ngay, nếu có cũng nằm tại một tiểu bang khác khá xa nơi mình đang sinh sống dẫn đến phải chấp nhận sống xa gia đình. Nó khác xa với truyền thống con cái thường sống gần và phụng dưỡng cha mẹ. Nhưng mặt tốt của nó là giúp cho con cái chúng ta sẽ có tính tự lập từ rất sớm và không dựa dẫm vào bố mẹ.
  • Bảo hiểm và chi phí khám chữa bệnh khá cao. Cái vinh dự quốc gia hàng đầu về chăm sóc y tế cộng đồng cũng đi đôi với chi phí y tế cao nhất thế giới. Bảo hiểm sẽ giúp chúng ta giảm nhẹ số tiền khám chữa bệnh. Vì chẳng may không mua bảo hiểm mà gặp sự cố gì thì thật sự khoảng chi trả cho bệnh viện sẽ rất lớn so với số tiền bảo hiểm mà mình nên bỏ ra từ trước. Vậy đi mua bảo hiểm là không phí cũng không thừa nhưng thú thật đối với những ai mới sang Mỹ thì việc mua bảo hiểm cũng là một quyết định cần phải suy nghĩ nhiều.
  • Ở Mỹ, chúng ta có việc làm, có tiền là sẽ có tất cả. Chỉ cần chăm chỉ làm việc thì chúng ta sẽ có đươc những gì mình mong muốn nhanh hơn so với khi ở quê nhà. Một ví dụ điển hình là để mua được một ngôi nhà, một người nhân viên bình thường lương ba cọc ba đồng thì không thể mua nổi một ngôi nhà tại Việt Nam, vì với mức thu nhập đó thì không biết tới khi nào anh/ chị ấy mới dành dụm đủ tiền để mua nhà trừ khi có sự trợ giúp từ bố mẹ hay một khoản thu nhập bất thường nào đó.
  • Bên Mỹ có một câu nói rằng “không trả góp không phải dân Mỹ”. Trả góp đây không phải là mô-đen gì hết. Nhưng cái hay của trả góp là mình có cái mình dùng sớm, góp xong nó hư, mình lại góp cái khác. Nhà thì từ ngày đi làm có thu nhập đủ chứng minh với ngân hàng khả năng thanh toán ngôi nhà đó là có thể dọn vào sống. Nhưng nếu chẳng may để mất việc góp không nổi nữa thì ngân hàng sẽ kéo nhà. Có khi góp xong cái nhà thì đầu cũng hai màu tóc rồi. Mình keo cũng được, tiết kiệm cũng được. Nhưng những ai qua đây đi làm rồi va vấp cái công việc tay chân rồi mới biết. Chủ trả lương đáng đồng tiền bát gạo lắm, chứ không có chuyện sáng 9 giờ cafe 4 giờ về mà ăn lương tháng ngon lành như ở Việt Nam.

Định cư Mỹ dễ hay khó là do suy nghĩ và hành động của bạn có muốn hòa nhập và thích nghi với môi trường mới này hay không. Chứ đi Mỹ được cứ đi, đóng thuế được cứ đóng, học được cứ học, giấc mơ Mỹ nằm ở chỗ bạn có chịu dấn thân và chịu “cày” hay không thôi. Đi rồi sẽ sợ, sợ rồi muốn về, nhưng ở quen rồi bảo về thì sẽ chẳng có ai muốn về.

Để biết thêm thông tin chi tiết về chương trình du học Mỹ mời các bạn liên hệ:

[contact-form-7 404 "Not Found"]

Facebook: https://www.facebook.com/duhocmy360

 






 

Hoặc liên hệ Hotline:

  • AMEC Hà Nội  (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
  • AMEC Đà Nẵng    (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
  • AMEC Hồ Chí Minh  (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388

Facebook: https://www.facebook.com/toididuhoc



Từ khóa:

Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

(*)

Có thể bạn quan tâm:

Tin du học nổi bật

Tin du học Mới Nhất

Đăng ký tư vấn miễn phí