HÀ NỘI

(024) 3 941 1891/2 - 0914 863 466

ĐÀ NẴNG

(023) 6 396 7776 - 091 608 2128

HỒ CHÍ MINH

(028) 6261 1177 - 0909 171 388

Du học Đức 2017 những điều cần lưu lý khi học dự bị khối G

Học dự bị ngành Xã hội – khối G (G-Kurs) chưa thực sự được nhiều sinh viên Việt Nam lựa chọn khi bắt đầu hành trình du học Đức như các khối ngành khác tuy nhiên đây cũng là một ngành khá thú vị và đầy hứa hẹn bởi số lượng ngành chuyên môn mang tính ứng dụng mà bạn có thể theo học cũng không hề ít. Đối với những bạn cảm thấy bản thân không thực sự thích hợp với ngành liên quan tới tính toán nhưng vẫn mang ước mơ du học Đức thì khối G là một lựa chọn không tồi.

Trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, đừng quên xem xét đầy đủ từng khía cạnh về cuộc sống, sinh hoạt và đặc biệt là quá trình học tập tại nước Đức rộng lớn bởi nó sẽ quyết định tương lai của chính bạn. Bài viết này sẽ đưa ra cái nhìn khái quát về quá trình học dự bị khối G cũng như một số lưu ý để những người đi sau có thể rút ra kinh nghiệm cho bản thân.

I. Thi đầu vào

Khác với các khối ngành khác, ngành Xã hội (G-Kurs) chỉ thi duy nhất môn tiếng Đức thay vì phải thi thêm một số môn liên quan tới chuyên ngành. Thông thường, các khoá dự bị cũng có yêu cầu về tiếng từ đầu không quá cao, chỉ dừng lại ở trình độ B1 nên bài thi tiếng Đức theo đánh giá của nhiều người là không quá khó. Bài thi tiếng Đức đầu vào gồm 3 phần: Nghe, Đọc và Ngữ pháp. Gần đây du học sinh đã không còn phải quá lo lắng khi thi đầu vào bởi phần thi Viết đã được lược bỏ từ giữa năm 2016.

II. Đỗ kì thi đầu vào

Sau khi vượt qua được kỳ thi đầu vào, bạn sẽ chính thức trở thành sinh viên của một trường dự bị. Việc đầu tiên nhà trường yêu cầu bạn phải hoàn thành chính là nộp giấy tờ cần thiết và nhận thẻ sinh viên, ngoài ra cũng cần chuẩn bị sách vở cho quá trình vào học. Tuy nhiên những chuyện này sẽ được giáo viên của bạn hướng dẫn rất tỉ mỉ.

Về việc học tập, ngành Xã hội cũng gồm các môn học áp dụng cho tất cả các khối ngành là tiếng Đức, tiếng Anh và Tin học. Ngoài ra bạn sẽ phải học thêm Văn học, Lịch sử và Xã hội học (gồm Chính trị và Xã hội).

Khi mới bắt đầu làm quen với phương pháp giáo dục mới, bạn sẽ thấy rằng các thầy cô khó tính, nghiêm khắc cũng như các luật lệ hà khắc hơn khi còn học ở nhà rất nhiều. Cũng vì vậy, trong thời gian vẫn quen với tác phong học tập ở Việt Nam, chưa có ý thức chuẩn bị bài trước ở nhà, chưa thực sự nghiêm túc học hoặc còn đang gặp những khó khăn về ngôn ngữ thì bạn sẽ cảm thấy việc học hành rất nặng nề, vì ở trên lớp giáo viên dù giảng bài không quá nhanh nhưng tốc độ tiếp thu của mình bị giảm đi rất nhiều.

Bên cạnh đó, số lượng bài Kontrolle và Klausur (tương tự kiểm tra 15’ và 1 tiết ở Việt Nam) khá nhiều. Một lời khuyên nghe thì đơn giản nhưng để thực hiên được thì cũng cần bạn thực sự quyết tâm, đó là hãy cố gắng làm bài thật tốt để đạt được điểm số cao ở những bài Kontrolle (kiểm tra 15’) ban đầu, lý do là vì những bài mở đầu thường có lượng kiến thức không hề nhiều, hầu như học xong một bài là giáo viên sẽ cho kiểm tra luôn, khi đó lượng kiến thức mà bạn phải học thuộc và viết ra giấy là khá ít nếu so với bài Klausur (kiểm tra 1 tiết). Do vậy, ngay từ đầu các bạn hãy chịu khó học thuộc và làm bài Kontrolle thật tốt để đạt điểm cao, khi đó bạn sẽ cảm thấy đỡ nặng nề, mệt mỏi hơn trong việc học tập. Tại một số trường cũng thường xuyên có hình thức Kontrolle bất ngờ nên tốt nhất bạn nên dành chút thời gian trước buổi học để ôn lại kiến thức để tránh rơi vào thế bị động, việc này cũng khiến việc tiếp thu kiến thức mới của bạn tốt hơn bởi có sự hệ thống với kiến thức đã học trước đó.

Về phần các giáo viên, họ luôn thúc đẩy để bạn có thể đạt được kết quả cao hơn những gì bạn làm được ở bài kiểm tra trước. Ở kì 1, bạn sẽ cảm thấy giáo viên như hét ra lửa, có người mỗi lần bức xúc với việc học hành của sinh viên còn bỏ hẳn nửa tiết học chỉ để nói chuyện, mặt đỏ phừng phừng, đầu bốc khói. Thế nhưng sang kì 2 thì cũng chính giáo viên đấy lại là người tốt với sinh viên nhất, sẵn sàng ngồi lại để giảng cho bạn những gì bạn chưa hiểu, cũng như đưa ra lời khuyên cho việc học tập của bạn ở Đức trong tương lai. Vì thế, chính sự đáng sợ ấy lại tạo ra sức ảnh hưởng để bạn có thể thực sự giúp bạn hòa nhập được với môi trường học tập ở Đức. Đừng quên rằng người Đức là những con người mang tính kỉ luật hàng đầu thế giới, vì vậy để theo được lối sống, tác phong của họ cũng cần sự nỗ lực không nhỏ của bạn.

Môn Deutsch (tiếng Đức): Với môn học này, riêng sinh viên ngành Xã hội sẽ phải học về ngữ pháp nhiều hơn, tuy nhiên đối với sinh viên Việt Nam đây không phải phần quá khó bởi các bạn đều đã quen với cách học nặng về ngữ pháp như khi còn ở nhà. Trước kì thi FSP, giáo viên thường lấy các đề thi năm trước cho sinh viên ôn luyện, bạn nên để ý các phần trong đề thi và biểu điểm mỗi phần để có thể tập trung tự ôn luyện và có cách làm bài sao cho ăn điểm cao nhất. Bạn cũng có thể nhờ bạn bè và giáo viên phụ trách hỗ trợ, bạn sẽ thường xuyên gặp giáo viên phụ trách của mình và họ cũng luôn nhiệt tình giúp đỡ sinh viên nên đừng ngần ngại nhờ họ giúp bạn tiến bộ nhé.

Môn Sozialkunde (Xã hội học) ban đầu có bạn sẽ cảm thấy choáng bởi có những thuật ngữ ở môn này mà nếu bạn không nắm được một chút về hệ thống chính sách ở Đức thì học môn này sẽ rất khó. Môn này lúc đầu có thể là “thảm họa” đối với bạn nếu tiếng Đức của bạn chưa tốt. Nhưng theo như kinh nghiệm của nhiều người thì bạn chỉ cần chăm chỉ đọc giáo trình của môn này rồi ghi nhớ là có thể hiểu. Đặc biệt là hãy chuẩn bị bài trước ở nhà, nếu chăm đọc báo mạng Đức thì càng tốt, để trên lớp có thể phát biểu được. Lưu ý rằng các môn học tại Đức luôn xét thêm mức độ  đóng góp trong giờ học của bạn, nên đừng chỉ chăm chăm vào các bài kiểm tra mà bạn cũng phải tích cực phát biểu trong mỗi buổi học nữa nhé.

Môn Geschichte (Lịch sử) cũng là một trong những môn khó nhất của G-Kurs vì nó hoàn toàn không giống với học Lịch sử ở Việt Nam. Mục tiêu của môn Sử trong STK là bạn phải hiểu được những gì cơ bản nhất, phân tích đánh giá được về sự kiện lịch sử bạn đã học và phải biết cách tổng hợp tài liệu. Thường giáo viên khi chọn một sự kiện lịch sử nào đó sẽ phát rất nhiều tư liệu. Các tư liệu đó không hề được trích chung từ một nguồn, và mỗi tư liệu lại cho một thông tin riêng biệt không có sự kết nối liền mạch với các tư liệu còn lại. Giáo viên cũng sẽ giúp bạn tóm lược lại nội dung những gì cần nắm được ở sự kiện lịch sử này. Điểm đặc biệt cần lưu ý khi làm bài thi môn này là bạn không được trả lời bằng cách gạch đầu dòng mà phải thành câu trả lời với đoạn văn đầy đủ, nên thực hiện đầy đủ câu mở-thân-kết đúng theo một đoạn văn. Ngoài ra bạn cũng cần đọc kĩ các AFB (giáo viên bộ môn sẽ hướng dẫn cho bạn các thao tác làm bài với AFB Operatoren).

Môn Literatur (Văn học) Khi phát một tác phẩm văn học bạn đặc biệt phải hiểu từ ngữ bởi các tác giả thường sử dụng rất nhiều từ cổ hay những từ hoa mĩ trong tiếng Đức. Cái này bắt buộc phải tra từ điển thì bạn mới có thể hiểu. Bên cạnh đó cũng phải nắm được bối cảnh trong truyện để hiểu nội dung của tác phẩm. Khi làm bài bạn phải vô cùng cẩn trọng trong cách dùng từ và cấu trúc ngữ pháp. Cũng giống như tiếng Việt, chắc hẳn giáo viên sẽ trừ điểm một bài phân tích văn học mà lại ngập tràn những lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp của sinh viên phải không? Thực tế, đây cũng là môn có độ may rủi cao nhất tùy thuộc vào tác phẩm bạn phải học và nhất là tùy vào độ khó dễ của giáo viên. Với môn này thay vì phải học thuộc thơ học thuộc dẫn chứng trong truyện như ở Việt Nam, bạn được phép mang tác phẩm vào phòng thi và được phép dùng bút đánh dấu trích dẫn và được ghi chú thích (notizen) trong trích dẫn. Thi văn ở STK cũng không bắt bạn phải phân tích nghệ thuật từng chi tiết hay cái gì đó cao siêu trong tác phẩm nên bạn tuyệt đối đừng áp dụng phương pháp viết dài và lan man như khi học văn ở Việt Nam. Hãy trả lời trúng trọng tâm câu hỏi, đưa ra những chi tiết phân tích liên quan và nhớ sử dụng đúng cấu trúc mở-thân-kết.

Đương nhiên là bạn sẽ phải đọc và viết nhiều khi học khối G. Cách tốt nhất khi học G-Kurs đầu tiên là bạn cần sắp xếp thời gian biểu hợp lý, lúc học cố gắng học bằng tiếng Đức (đặc biệt là khi đọc) dù có khó đến mấy cũng đừng để phân tâm suy nghĩ sang việc khác dẫn đến hao tốn thời gian cũng như sự tiếp thu kém hiệu quả. Cũng đừng quên trau dồi vốn tiếng Đức, nhất là luyện viết và ngữ pháp tiếng Đức trong suốt thời gian học STK nhé. Nhìn chung việc học ở G-Kurs yêu cầu bạn trước đó có một trình độ tiếng Đức nhất định, nếu không lúc mới vào học sẽ cực kì căng thẳng. Ngay khi còn ở Việt Nam, đừng chỉ ôn tiếng để đủ điểm thi lấy chứng chỉ mà bạn cũng phải quyết tâm “học thật”, tránh việc bị rào cản ngôn ngữ làm ảnh hưởng quá nhiều tới học tập và cuộc sống của bạn khi đi du học.

Cập nhật các thông tin mới nhất về các chương trình đào tạo tại Đức với AMEC:

[contact-form-7 404 "Not Found"]





 

Hoặc liên hệ Hotline:

  • AMEC Hà Nội  (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
  • AMEC Đà Nẵng    (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
  • AMEC Hồ Chí Minh  (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388

Facebook: https://www.facebook.com/toididuhoc



Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

(*)

Có thể bạn quan tâm:

Tin du học nổi bật

Tin du học Mới Nhất

Đăng ký tư vấn miễn phí