HÀ NỘI

(024) 3 941 1891/2 - 0914 863 466

ĐÀ NẴNG

(023) 6 396 7776 - 091 608 2128

HỒ CHÍ MINH

(028) 6261 1177 - 0909 171 388

Du học không đùa với… tâm thần

Nhiều du học sinh không chỉ trở về tay trắng, tốn kém hàng trăm triệu đồng, một số người còn bị hội chứng rối loạn tâm thần.

Trong những ngày đầu tháng 7, cư dân mạng lại có dịp xôn xao về trường hợp N., du học sinh tại Mỹ trở về TP.HCM trong trạng thái tâm lý hoảng loạn, không nhận biết được người thân. Theo nhật ký của N. và hồ sơ bệnh lý mà cha mẹ N. nhận về từ Mỹ, cô bị rối loạn tâm thần vì… học trái ngành.

Hai năm sau khi tốt nghiệp loại giỏi khoa Đông phương học, N. đạt 650 điểm TOEFL và giành được một suất học bổng ngành quản trị doanh nghiệp của một trường đại học tại Mỹ. Sau thời gian học tập, N. mới hoảng hốt nhận ra mình không thể đáp ứng yêu cầu của các môn học. Áp lực lấy bằng thạc sĩ làm N. khủng hoảng. Sáu tháng sau, cô lăn đùng ra ốm và phải vào bệnh viện điều trị.

Cách đây một năm, tại Học viện Công nghệ châu Á (Thái Lan) cũng có hai du học sinh người Hà Nội phải rời khoa Hành chính công về nước để điều trị bệnh tâm thần. Đáng nói là hai bạn trẻ này đều tốt nghiệp đại học loại xuất sắc về chuyên ngành xã hội học, nhưng được chọn du học bằng học bổng Nhà nước về quản lý kinh tế với các môn học tự nhiên không hề dễ dàng gì.

Một câu chuyện khác cách đây chưa lâu. Sau khi nhận visa sang Đức, V. phấn khởi chờ ngày đặt chân sang Deutchland. Dù ở nhà người quen, V. thường phải làm việc nhà, học bài đến 2h sáng. Chưa kể kỳ thi tiếng Đức – quyết định V. được vào đại học hay không – đang chờ cô ở phía trước. Ròng rã suốt 7 tháng, sau rất nhiều nước mắt và bao lần nghĩ đến cái chết, V. trở về nước – người gầy nhom và không nhớ nổi tên mình…

Không chỉ riêng ở Việt Nam, theo một báo cáo của Chinese Business Gazette UK, có những sinh viên nước ngoài học tập ở Anh không phải đóng học phí nhưng lại phải đối mặt với những áp lực từ việc học, công việc và thị thực (visa). Một trong số đó là anh Li. Theo tờ Nhân dân Nhật báo (Trung Quốc), tháng 9/2005, Li sang Anh du học và như nhiều du học sinh khác, anh làm thêm để giảm nhẹ gánh nặng kinh tế cho gia đình. Điều đáng nói là visa của Li hết hạn vào 4/2009, do đó để tiết kiệm tiền, anh nhờ bạn giúp làm lại visa. Tuy nhiên, tháng 5/2009, khi visa mới vẫn chưa làm xong, Li bị cảnh sát bắt giam. Lúc trong trại giam, Li bắt đầu bị bệnh tâm thần và được chuyển tới bệnh viện để điều trị. Sau đó, với sự giám sát của cảnh sát, bác sĩ và một phiên dịch, Li đã trở lại Trung Quốc.

Một trường hợp khác là Liu, người Thẩm Dương, đến Anh hai năm trước. Đây là lần đầu tiên Liu xa nhà và bắt đầu cuộc sống tự lập nơi đất khách quê người. Môi trường học tập mới mẻ, bạn bè thì lạ lẫm trong khi tiếng Anh chưa thực sự tốt, Liu thấy sợ và ngại nói chuyện với người khác. Để bắt kịp các bạn khác, Liu thường phải thức rất khuya để học, đó cũng là lý do khiến anh bị chứng rối loạn tâm thần và phải trở về quê hương trước khi nhận tấm bằng tốt nghiệp.

Chuyện học nơi xứ người rõ ràng là chuyện không dễ dàng. Một sinh viên Việt Nam đạt 7 điểm IELTS nhưng khi sang Australia du học phải thừa nhận rằng nghe giảng bài mà không khác gì vịt nghe sấm, mang máy ghi âm để ghi lại bài giảng nhưng rồi cũng không có thời gian nghe lại…

Theo bạn Phương Thoa, hiện đang học tại Đại học Aidelaide (Australia), chương trình học ở đây rất căng thẳng, đòi hỏi phải đầu tư rất nhiều thời gian. “Một số sinh viên Việt Nam ở đây cảm thấy tự ti với khả năng tiếng Anh nên ngại giao tiếp với người nước ngoài, không tham gia các hoạt động ngoại khóa… Như thế là rất thiệt thòi”, Thoa khẳng định.

Bác sĩ Lê Quốc Nam – Giám đốc phòng khám Tâm lý y khoa tâm thần kinh Quốc Nam cho biết, tình trạng thanh thiếu niên bị rối loạn tâm thần sau một thời gian du học là khá phổ biến. Các dấu hiệu của bệnh này là buồn chán, không quan tâm đến các thú vui hay hoạt động thường ngày, lúc nào cũng cảm t






 

Hoặc liên hệ Hotline:

  • AMEC Hà Nội  (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
  • AMEC Đà Nẵng    (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
  • AMEC Hồ Chí Minh  (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388

Facebook: https://www.facebook.com/toididuhoc



Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

(*)

Có thể bạn quan tâm:

Tin du học nổi bật

Tin du học Mới Nhất

Đăng ký tư vấn miễn phí