HÀ NỘI

(024) 3 941 1891/2 - 0914 863 466

ĐÀ NẴNG

(023) 6 396 7776 - 091 608 2128

HỒ CHÍ MINH

(028) 6261 1177 - 0909 171 388

Du học sinh cần lưu ý khi kí hợp đồng thuê nhà ở Đức

Nói du học là quá trình để bạn tự lập hơn là hoàn toàn đúng vì khi một mình sinh sống tại đất nước mới lạ, bạn sẽ phải lo lắng nhiều vấn đề hơn, cẩn thận khi làm mọi việc hơn rất nhiều. Trước tiên là việc thuê nhà. Hợp đồng thuê nhà là một văn bản vô cùng quan trọng. Nó quy định chi tiết việc thuê nhà và ràng buộc người thuê và chủ nhà trong các quy định của pháp luật. Bạn nên đọc kỹ hợp đồng thuê nhà cẩn thận trước khi ký, tránh những vấn đề phát sinh hay tình huống xấu xảy ra.

I.  Làm gì trước khi ký hợp đồng thuê nhà?

Một số yếu tố bắt buộc bạn phải tìm hiểu thật chi tiết trước khi ký hợp đồng thuê nhà gồm:

  • Tiền thuê nhà
  • Chi phí phụ trợ (đặc biệt là chi phí sưởi ấm)
  • Tiền đặt cọc
  • Phí công chứng
  • Tiền thuê mặt bằng (Staffelmiete) nếu có, như vậy tiền thuê sẽ tăng thường xuyên?
  • Giới hạn không gian thuê, thời gian thuê
  • Điều kiện nếu muốn trang trí, cải tạo lại nhà thuê.

Chắc chắn những việc này bạn phải đảm bảo rằng chúng đều được quy định cụ thể bằng văn bản sau khi đã thoả thuận đầy đủ với chủ nhà. Rất nhiều trường hợp chỉ thoả thuận miệng, thậm chí khi thuê nhà của người quen và những người được giới thiệu, sau này khi có tranh chấp phát sinh luôn khiến người đi thuê nhà phải chịu thiệt thòi.

Ngoài hợp đồng thuê nhà, bạn cũng cần phải ký một biên bản bàn giao nhà (Übergabeprotokoll). Biên bản này là một hình thức xác nhận tình trạng ngôi nhà khi bạn bắt đầu thuê, do đó hãy đọc lại cẩn thận biên bản, bởi chủ nhà có thể quy trách nhiệm khi có những hư hỏng xảy ra mà lỗi không phải do bạn.

Chủ nhà có thể yêu cầu một khoản tiền đặt cọc. Số tiền đó có thể được sử dụng sửa chữa những hư hỏng của căn nhà khi bạn chuyển đi, hoặc thanh toán số tiền thuê bạn nợ khi bỏ đi. Tổng số tiền đặt cọc tương đương khoảng 3 tháng tiền thuê không bao gồm chi phí sưởi (Kaltmiete).

1.  Phí dịch vụ và rác thải

Ngoài tiền thuê nhà, bạn còn phải chi trả phí dịch vụ (Nebenkosten). Chi phí này thường được tính mỗi năm một lần. Các phi phí này bao gồm: Chi phí điện, nước, sưởi, vệ sinh,… Theo quy định, bạn phải trả vào đầu tháng và nhận được báo cáo tổng kết vào cuối năm. Bạn nên kiểm tra báo cáo này một cách cẩn thận.

Tại Đức, rác được thu gom và xử lý sau khi đã phân loại cẩn thận. Thường có các thùng riêng biệt cho giấy vụn, chất thải hữu cơ (rau, quả) và các loại rác khác. Ngoài ra còn có các điểm thu gom cho các loại rác khác như thủy tinh và rác đặc biệt như thuốc nhuộm, sơn. Bạn nhớ chú ý việc này để tránh bị hàng xóm, chủ nhà phàn này hoặc nặng hơn là bị phạt.

2.  Phí sửa chữa

Khi trong nhà có gì cần phải sửa chữa (lò sưởi, cửa, vòi nước…) thì chủ nhà có trách nhiệm gọi thợ tới sửa và trả chi phí sửa. Tuy nhiên nếu chi phí đó chỉ đưới 100 euro, bạn sẽ phải là người tự chi trả.

Nhớ rằng bạn hoàn toàn có thể trừ tiền nhà sau khi yêu cầu được khắc phục những vấn đề hỏng hóc mà không được chủ nhà đáp ứng. Đặc biệt nhớ rằng phần này cũng nên được đề cập đến trong bản hợp đồng thuê nhà rõ rang. Những trường hợp chất lượng sống bị ảnh hưởng mà lỗi bên chủ nhà thì việc trừ vào tiền thuê nhà là quyền lợi của bạn: lò sưởi hỏng mà ko sửa kịp thời trong mùa đông, tổ chức lễ hội mà ko báo trước, sửa chữa gây tiếng ồn gây ảnh hưởng mà ko báo trước…

II.  Trong thời gian ở cần lưu ý điều gì?

Hãy là người hàng xóm tốt. Theo quy định luật pháp Đức: bạn không thể gây tiếng ồn từ 11 giờ đêm tới 6 giờ sáng. Đối với các căn hộ, thì đây là quy định bắt buộc bạn phải biết khi bạn ký vào hợp đồng thuê nhà. Bạn sẽ nhận được một bản sao các quy định dành của tòa nhà từ người chủ hoặc đơn vị cho thuê.

Trường hợp bạn muốn trang trí lại nhà cửa hoặc chỉ đơn giản như việc đóng đinh để treo vật dụng trên tường cũng cần tuần theo hợp đồng đã quy định. Thường thì chủ nhà sẽ yêu cầu bạn không được đóng đinh hay thay đổi quá nhiều tài sản của họ nhưng nếu khả năng thương lượng của bạn tốt thì họ vẫn sẽ cho phép bạn làm việc đó thôi.

III. Khi trả nhà có cần kiểm tra thêm không?

Trước khi trả nhà, bạn nên tự sơn trắng lại và dọn dẹp nhà sạch sẽ như yêu cầu. Nếu không có chủ nhà mà chỉ có quản lý nhà (Hausmeister) thì bạn đừng quên chụp ảnh lại tình trạng khi giao trả nhà, ghi lại rõ ràng trong biên bản giao nhà để sau đó quản lý nhà không lợi dụng “chặt chém” bạn. Bằng cách nào ư? Họ rắc đất cát lên sàn nhà, làm bẩn nhà rồi chụp hình lại, báo lên chủ nhà để bạn phải trả tiền quét dọn lại chỗ bẩn đó. Ai quét dọn và nhận tiền? Tất nhiên là quản lý nhà rồi!

Cũng khi trả nhà, bạn nên hỏi kỹ nếu để lại 1,2 vật dụng mà bạn ko mang đi được, cũng ko vứt đi đâu được thì quản lý nhà có thể giúp dọn đi hay không, và quan trọng hơn là giá cả bao nhiêu cho công đem vứt đồ này cho bạn. Quản lý nhà không tốt sẽ ko hề đả động tới điều này mà đem vứt rồi lấy tiền của bạn từ chủ nhà.

Khi bạn vào nhà thì phải trả Kaution nên khi ra chủ nhà sẽ có quyền lấy tiền đó bù vào chi phí dọn nhà sau khi bạn ra khỏi nhà. Quản lý nhà sẽ nhằm vào số tiền này, lấy tiền đó từ chủ nhà và những gì bạn nhận được chỉ là những hóa đơn thanh toán ko đâu ra đâu, nếu ko có bằng chứng thì khó mà thanh minh giải thích gì được. Bạn cần đặc biệt tới cả những chi tiết nhỏ để tránh bị bắt bẻ nữa nhé!

Cập nhật các thông tin mới nhất về các chương trình đào tạo tại Đức với AMEC:

[contact-form-7 404 "Not Found"]





 

Hoặc liên hệ Hotline:

  • AMEC Hà Nội  (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
  • AMEC Đà Nẵng    (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
  • AMEC Hồ Chí Minh  (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388

Facebook: https://www.facebook.com/toididuhoc



Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

(*)

Có thể bạn quan tâm:

Tin du học nổi bật

Tin du học Mới Nhất

Đăng ký tư vấn miễn phí