HÀ NỘI

(024) 3 941 1891/2 - 0914 863 466

ĐÀ NẴNG

(023) 6 396 7776 - 091 608 2128

HỒ CHÍ MINH

(028) 6261 1177 - 0909 171 388

Giải đáp 11 câu hỏi thường gặp về Du học Hà Lan

Những thắc mắc của các bạn sinh viên sẽ được giải đáp, giúp chuẩn bị tốt tâm lý & kỹ năng để sẵn sàng hòa nhập với môi trường sống – học tập quốc tế và đa văn hóa. Hãy để AMEC chuẩn bị cho bạn một hành trang đầy đủ nhất và sẵn sàng trải nghiệm một cuộc sống đa sắc màu tại đất nước của hoa tulip và cối xay gió.

1.Chi phí du học Hà Lan là bao nhiêu?

Những câu hỏi thường gặp khi du học Hà Lan

  • Đối với hệ cử nhân: trung bình học phí sẽ là 7,000 – 10,000 EUR/năm.
  • Đối với hệ thạc sỹ: trung bình học phí sẽ là 8,500 – 20,000 EUR/năm.
  • Chi phí sinh hoạt khoảng 7000- 8,000 EUR/năm.

2 . Giấy tờ cần mang theo khi khởi hành?

  • Hộ Chiếu (Passport)
  • Visa
  • Giấy khai sinh + Giấy chứng nhận độc thân hợp pháp hóa lãnh sự
  • Bằng cấp đã công chứng
  • Thư nhận học (admission letter), biên lai học phí (tuition fee reciepts), thư chấp thuận học bổng, nếu có (scholarship letter, if applicable)
  • Địa chỉ trường Đại học, thông tin liên hệ của trường (Đại học)

3.Nên mang theo hành lý gì?

  • Một ít quần áo mùa hè, mùa đông
  • Thuốc (đặc biệt là thuốc kháng sinh, thuốc kê đơn vì sẽ khó mua được ở Hà Lan)
  • Một ít đồ ăn, đũa ăn
  • Ổ cắm điện

Các bạn cũng có thể cân nhắc mang hoặc không mang theo các vật dụng sau:

  • Đồ bếp (nồi cơm điện nhỏ, bát, đĩa…). Các bạn có thể mua ở Hà Lan với giá cả tương đương
  • Mì tôm, gạo (ở Hà Lan cũng có các cửa hàng bán mặt hàng này)
  • Quần áo giữ nhiệt
  • Đồ vệ sinh cá nhân
  • Sách vở
  • Laptop và một số đồ điện tử khác

* Lưu ý: Đối với ruốc và thịt bò khô nếu hút chân không sạch sẽ thì có thể nhập cảnh vào Hà Lan (tùy từng trường hợp).

4.Có những phương tiện di chuyển nào từ sân bay?

  • Liên hệ trường đón tại sân bay (nếu có)
  • Di chuyển bằng tàu – kiểm tra giờ tàu qua ns.nl hoặc tải app NS/9292 sau đó dựa theo thông tin tìm platform (lưu ý tên/số platform nếu phải chuyển tàu ở các thành phố. Khi đến ga tại thành phố mình sống & học tập, có thể sử dụng bus/metro/taxi để về đến nơi ở, lưu ý: có thể tra trước qua hệ thống 9292 hoặc NS hoặc sử dụng Google Maps)
  • Liên hệ với các chi hội của Hội Sinh Viên Việt Nam tại Hà Lan (VSNL) để hỗ trợ đón tại ga tàu của thành phố mình theo học.

5.Có cần phải học tiếng Hà Lan trước không?

Tại Hà Lan, ngôn ngữ chính sẽ là tiếng Hà Lan. Tuy nhiên, hơn 90% người dân có thể sử dụng thành thạo tiếng Anh, nên các bạn học sinh có thể yên tâm và giao tiếp với mọi người ở đây.

Và tất nhiên là, nếu bạn biết tiếng Hà Lan trước, sẽ là một lợi thế tuyệt vời khi học tập và sinh sống tại xứ sở xinh đẹp này.

6.Xe đạp tại Hà Lan?

  • Các bạn sinh viên có thể tìm mua xe đạp tại các trang bán đồ cũ trên Facebook hoặc website. Giá dao động từ 60Euro -> 100Euro
  • Các bạn sinh viên sẽ cần trang bị khóa xe, đèn xe.
  • Luôn nhớ phải khóa xe cẩn thận

7.Thẻ OV Chipkaart là gì?

Thẻ “vạn năng” OV có thể dùng để đi tàu, tram, bus, metro tại hầu hết thành phố.

Nên mua vé tháng hoặc các deal giảm giá trên website ns.nl nếu đi lại nhiều (40% cả năm hoặc miễn phí cuối tuần).

Thi thoảng tại siêu thị Kruidvat, Hema cũng bán vé ngày để đi tàu trong Hà Lan với giá ưu đãi.

8.Tìm kiếm thông tin về nhà ở?

Một số trang tìm nhà: SSH, Kamernet, Housing Anywhere, Facebook Group…

Nên lưu ý hỏi kỹ các thông tin để tránh bị lừa, sai nhu cầu

Giá nhà ở các thành phố lớn dao động từ 400Euro -> 700Euro

Giá nhà ở các thành phố nhỏ dao động từ 250Euro -> 400Euro

Lưu ý thuê nhà có thế đăng ký cư trú ở city hall.

9.Những giấy tờ cần đăng ký khi đến Hà Lan là gì?

  • Thẻ Cư Trú | ID/Residence Permit Card
  • Mã Số Dịch Vụ Công Dân – BSN | Citizen Service Number
  • Mở tài khoản ngân hàng (các ngân hàng phổ biến: ING, ABN, RABO…)
  • Đăng ký địa chỉ nhà
  • Bảo hiểm (các dịch vụ bảo hiểm phổ biến: AON, IPS…)
  • Giấy phép làm thêm

* Lưu ý: Hầu hết tại các trường Đại học, đều có chu trình cụ thể hướng dẫn đăng ký các loại giấy tờ cần thiết, nên các bạn sinh viên hãy liên hệ trường Đại học của mình ngay tại ngày Arrival Day để nhận hướng dẫn chi tiết.

10.Đi làm thêm ở Hà Lan như thế nào?

  • Thời gian đi làm thêm được cho phép: 16 tiếng/tuần
  • Công việc làm thêm phổ biến: bồi bàn, phụ bếp, rửa bát, dọn dẹp khách sạn…
  • Người thuê sẽ phải làm giấy tờ thuê nhân viên
  • Mức lương được trả theo tuổi, tiền lương tầm 8-10Euro/giờ
  • Không nên làm chui hoặc làm quá thời gian cho phép

11.Có thể ở lại Hà Lan sau khi tốt nghiệp không?

Sau khi hoàn tất khóa học, các bạn có thể xin việc làm tại các doanh nghiệp trong vòng 1 năm. Nếu được công ty giữ lại làm việc và sau quá trình làm việc của bạn ở khoảng 4-5 năm, thì bạn có thể nộp đơn để thành thường trú nhân tại Hà Lan.

Hãy để lại thông tin theo form dưới đây để được tư vấn miễn phí về thông tin Ưu đãi và Học bổng Du học nhé!

AMEC NÂNG TẦM ƯỚC MƠ CỦA BẠN!

[contact-form-7 404 "Not Found"]





 

Hoặc liên hệ Hotline:

  • AMEC Hà Nội  (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
  • AMEC Đà Nẵng    (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
  • AMEC Hồ Chí Minh  (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388

Facebook: https://www.facebook.com/toididuhoc



Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

(*)

Có thể bạn quan tâm:

Tin du học nổi bật

Tin du học Mới Nhất

Đăng ký tư vấn miễn phí