HÀ NỘI

(024) 3 941 1891/2 - 0914 863 466

ĐÀ NẴNG

(023) 6 396 7776 - 091 608 2128

HỒ CHÍ MINH

(028) 6261 1177 - 0909 171 388

Giám đốc ĐH Đà Nẵng muốn phân tầng đại học

Nên phân tầng ĐH trong toàn hệ thống và trong từng trường. Tạm gọi là ĐH tinh hoa (số ít) và ĐH nghề nghiệp (đáp ứng số đông) – chấp nhận đầu tư không đồng đều giữa phát triển ngành tinh hoa mũi nhọn. Giáo sư Bùi Văn Ga, Giám đốc ĐH Đà Nẵng cho biết như vậy khi tham gia câu chuyện “Bộ trưởng rủ hiệu trưởng đổi cách quản nhau”.

Thực hiện đổi mới quản lý giáo dục ĐH, trước hết Bộ GD-ĐT, cần hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Việc xây dựng các văn bản pháp luật cần bám sát vào thực tế. Thời gian qua, chúng ta đã ban hành những văn bản, thậm chí có những điều đã đưa vào Luật GD nhưng khi thực hiện lại vướng khiến các văn bản pháp quy đó chưa đi vào cuộc sống.

Ví như quy định thành lập Hội đồng trường cho đến nay hầu hết các trường vẫn còn lúng túng khi thực hiện. Hoặc Thông tư quy định cách tính vượt giờ cho giáo viên quá cao so với thực tế nên các cơ sở không vận dụng được.

Quá trình hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật mới của Bộ, cần đi sát với điều kiện thực tiễn để văn bản vào cuộc sống. Làm sao tất cả các văn bản pháp quy được thực hiện đảm bảo tính nghiêm minh. Cần xác định mục tiêu xây dựng các văn bản pháp quy thời gian tới nhằm đưa hệ thống giáo dục ĐH vận hành một cách chuyên nghiệp.

Để đảm bảo chất lượng các văn bản này, Bộ nên thành lập mỗi văn bản có 1 nhóm soạn thảo gồm các cán bộ của Bộ và các chuyên gia đến từ các trường ĐH. Văn bản trước khi đưa lấy ý kiến rộng rãi phải là văn bản hoàn chỉnh cả về nội dung và hình thức. Vì vậy nhóm soạn thảo văn bản cũng phải chuyên nghiệp.

Về những văn bản sắp ban hành cần bổ sung hoàn thiện các văn bản sau: văn bản liên quan đến cơ chế hoạt động của ĐH vùng. Vì thực tế, cho đến nay, hệ thống các văn bản pháp quy chưa phân biệt rạch ròi giữa ĐH vùng và ĐH độc lập.

Mặt khác, nếu giảm quy mô tuyển sinh mà không có biện pháp quản lý cán bộ giảng dạy hợp lý thì cũng không được chất lượng đào tạo. Khi nào chúng ta có hệ thống văn bản đồng bộ quản lý chặt chẽ cán bộ, cũng như cho phép người đứng đầu cơ sở giáo dục ĐH trả lương cán bộ theo thực hiện đóng góp một cách công bằng, xử phạt công minh thì mới đảm bảo chất lượng đào tạo.

Để làm được, Bộ cần có cơ chế để những người đứng đầu cơ sở giáo dục ĐH trả lương phù hợp với công việc của cán bộ trong trường. Những giảng viên làm nghiên cứu khoa học tốt sẽ trả lương cao hơn.

Đối với những chương trình chất lượng cao, học phí cao – tạo điều kiện cho các trường tổ chức dạy chương trình chất lượng cao theo chuẩn quốc tế với sự đóng góp tài chính thích đáng.

Trong điều kiện hiện nay, không thể đồng loạt nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học cho tất cả các trường cũng như cho tất cả các ngành trong một trường.

Do vậy, nên phân tầng ĐH trong toàn hệ thống và trong từng trường. Tạm gọi là ĐH tinh hoa (số ít) và ĐH nghề nghiệp (đáp ứng số đông) – chấp nhận đầu tư không đồng đều giữa phát triển ngành tinh hoa mũi nhọn.

Thực tế, công tác nghiên cứu khoa học trong các trường ĐH hiện nay chưa được quan tâm đúng mức. Thầy giáo không nghiên cứu khó học thì khó có cái mới để truyền đạt cho sinh viên. Và cũng không thể dạy cho sinh viên kinh nghiệm nghiên cứu phát triển. Điều quan trọng làm sao cho cán bộ giảng dạy nhận thức được tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học – xem đó là trách nhiệm và tự giác hoạt động.

Theo Vietnamnet






 

Hoặc liên hệ Hotline:

  • AMEC Hà Nội  (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
  • AMEC Đà Nẵng    (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
  • AMEC Hồ Chí Minh  (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388

Facebook: https://www.facebook.com/toididuhoc



Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

(*)

Có thể bạn quan tâm:

Tin du học nổi bật

Tin du học Mới Nhất

Đăng ký tư vấn miễn phí