HÀ NỘI

(024) 3 941 1891/2 - 0914 863 466

ĐÀ NẴNG

(023) 6 396 7776 - 091 608 2128

HỒ CHÍ MINH

(028) 6261 1177 - 0909 171 388

Học không xuất chúng, vẫn săn được học bổng toàn phần, tại sao không?

Chào các bạn, mình là Ngọc – sinh viên năm 3 khoa Quản trị Marketing trường ĐH Thăng Long. Mình vừa giành 1 suất học bổng toàn phần theo chương trình Erasmus+ của trường Đại học Công giáo UCAM tại Murcia, Tây Ban Nha, suất học bổng của mình kéo dài trong nửa năm từ tháng 2/2017 – 7/2017, mình được trường miễn toàn bộ học phí cũng như cung cấp 5100euro để chi tiêu ăn ở, máy bay, thậm chí còn đủ tiền để…đi du lịch châu Âu.

Trước khi vào vấn đề chính, mình muốn hỏi các bạn một câu: Các bạn có phải là người có thành tích học tập và kinh nghiệm làm việc cực kỳ nổi trội?

Nếu câu trả lời là KHÔNG, thì xin CHÚC MỪNG bạn bởi bài chia sẻ này của mình thực sự sẽ phần nào giúp ích cho bạn.

Xin nói qua một chút về bản thân mình, hiện tại mình làm Leader truyền thông cho dự án về môi trường của BOOVironment và 1 cuộc thi ảnh thuộc dự án hoạt động vì nhân quyền của Oxfam và Wake It Up; điểm số GPA của mình cũng chỉ đạt 8.3/10 (không quá thấp nhưng cũng không quá ấn tượng), IELTS 6.5; ngoài ra mình cũng có một vài kinh nghiệm khi tham gia các dự án xã hội từ khi học năm nhất nhưng thường là những dự án nhỏ, không mang tầm cỡ lớn. Tự mình đánh giá rằng profile của mình không quá xuất sắc, vậy tại sao mình lại săn được phần học bổng danh giá của Liên minh Châu Âu và ngôi trường bậc nhất tại Tây Ban Nha vậy?

Để gặp gỡ, lắng nghe chia sẻ trực tiếp cũng như giao lưu với bạn Ngọc mời các bạn đăng kí buổi giao lưu tại link sau: https://www.amec.com.vn/giao-luu-chia-se-voi-du-hoc-sinh-kham-pha-giai-phap-du-hoc-chau-au-gia-re.html

1. Biết mục đích của bản thân khi xin học bổng

Lời khuyên này nghe có vẻ quen thuộc nhưng đây chắc chắn là câu hỏi đầu tiên bạn phải trả lời khi nghĩ tới việc xin học bổng cũng như đi du học: ĐI DU HỌC ĐỂ LÀM GÌ? Bạn không thể làm việc mà không có mục đích và phương hướng. Việc tìm ra lý do để bắt đầu cũng chính là động lực giúp cho bạn không từ bỏ khi gặp khó khăn. Mình cũng đã mất nhiều thời gian để tìm hiểu, đọc hết bài viết này bài viết nọ của các tiền bối đi trước, làm những việc mà mọi người cho là tốn công vô nghĩa chỉ để tìm ra 3 câu trả lời:

  • Đi du học là để học thêm các kiến thức định hướng cho nghề nghiệp trong tương lai
  • Đi du học để được tiếp xúc với tinh hoa văn hóa của các nước khác, thay đổi tư duy; có cơ hội làm quen nhiều bạn bè mới và được trải nghiệm du lịch châu Âu cũng bạn bè quốc tế
  • Một lý do vui nữa là vì mình thích tuyết 🙂 Nên mình muốn đi du học để nhìn tuyết rơi

2. Hãy học khi còn có thể

GPA chỉ là một con số, không thể đánh giá toàn diện kiến thức và kĩ năng của mỗi cá nhân, thế nhưng, đó lại là một trong những điểm nhấn giúp bạn gây ấn tượng với giám khảo bởi dù ít hay nhiều, điểm số GPA cũng phần nào đánh giá thái độ học tập nghiêm túc của bạn khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Chẳng ai muốn cấp tiền cho một bạn học sinh/sinh viên điểm số thấp lẹt đẹt, không cầu tiến trong học tập cả. Nếu bảng điểm của bạn đang thấp hơn 7.5, mình khuyên các bạn nên xây dựng lại chiến lược và phương pháp học tập để cải thiện điểm số; đồng thời nếu có thời gian, hãy nghiêm túc học tiếng Anh và 1 ngoại ngữ khác nữa thì càng tốt! Hãy cố làm profile của mình khác biệt.

Học không chỉ là bài vở mà còn dựa vào kinh nghiệm thực hành. Quan điểm của mình đó là: Phải lao vào công việc, ngấu nghiến công việc mới biết mình thích gì và khả năng của mình đến đâu. Mình đã từng mất gần 2 năm chỉ để làm tình nguyện viên không công cho các dự án xã hội phi lợi nhuận, chấp nhận là một TNV vô danh chỉ để học hỏi, cóp nhặt kiến thức kinh nghiệm từ tiền bồi để cứng cáp, được tin tưởng trở thành Leader dự án. Việc tham gia vào các hoạt động ngoại khóa không chỉ rèn luyện sự tự tin mà còn là lý do cực cực thuyết phục giám khảo lựa chọn bạn bởi họ tin tưởng rằng bạn sẽ dùng kinh nghiệm của bản thân để đóng góp cho xã hội, cho ngôi trường mà bạn muốn theo học khi được cấp học bổng.

3. Hãy chủ động tìm kiếm thông tin 

Có rất nhiều bạn lên group du học sinh và hỏi rằng “Làm thế nào để có học bổng?/Săn học bổng có khó không?”. Bạn hiền hãy nhớ rằng, khi bạn chấp nhận đi du học tức là bạn chấp nhận sẽ phải chèo chống cuộc sống một mình chứ không ai can thiệp, giúp đỡ, chăm lo cho bạn từ a – z như khi còn ở nhà. Đặc biệt là săn học bổng, khi mà ngoài kia có hàng nghìn người khác cũng có cùng mục tiêu như bạn thì chẳng có ai muốn hướng dẫn đối thủ nắm lấy cơ hội của mình đâu!

Với sự phát triển của internet bây giờ, chúng ta không còn “đói” thông tin như cách đây 10 15 năm về trước nữa. Bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm thông tin học bổng bằng một số cách như:

  • Lựa chọn ngành học mình mong muốn -> Xem ranking các trường để lựa chọn trường mình theo học -> Lên website của trường để tìm thông tin về học bổng của trường -> Chuẩn bị hồ sơ để apply
  • Theo dõi thông tin học bổng của các trường liên kết với trường Đại học của mình -> Tìm thấy chương trình phù hợp -> Liên hệ với các thầy cô phòng Quan hệ Quốc tế để được trợ giúp thêm thông tin về cách làm và apply hồ sơ
  • Tham khảo một số website chuyên cung cấp thông tin về các loại học bổng cũng như đọc 1 số bài viết từ các tiền bối để có thêm động lực: Scholarshipplanet.info, sanhocbong.net, ttvnol…
  • Nếu khả năng của bạn không thể “giật” học bổng toàn phần thì hãy nhắm đến các học bổng bán phần 25%, 50%, 75%… Với các loại học bổng này thì bạn hãy tìm đến các trung tâm tư vấn du học uy tín để được hướng dẫn cụ thể hơn cũng như lựa chọn được trường trong khả năng chi trả của gia đình bạn

4.  Hãy tự tin và thật chân thành

Sự chân thành là những yếu tố quan trọng giúp bạn thuyết phục được giám khảo lựa chọn mình. Hãy chứng tỏ với giám khảo thấy rằng bạn là một người độc lập, tự tin, dù có thể kinh nghiệm và khả năng của bạn không quá xuất sắc nhưng bạn phải cho họ thấy rằng với những thứ mà bạn có trong tay, thêm vào đó là cơ hội được nhận học bổng và đi du học thì bạn sẽ làm được gì cho bản thân, cho xã hội và cho trường.

Khi làm hồ sơ xin học bổng, điều tối kị đó chính là nói dối. Giám khảo có thể hỏi một vài câu rất vu vơ về một vài chi tiết nhỏ nhặt trong hồ sơ của bạn để kiểm tra xem liệu bạn có đang “hư cấu” để làm đẹp hồ sơ của mình. Tất nhiên, ai cũng muốn nộp một cái CV, LoR hay SoP hoành tráng lung linh, thế nhưng, việc “quá lời” đôi khi lại đẩy bạn vào tình thế bị động, lúng túng.

Hãy viết bằng sự chân thành nhất, và phải chứng tỏ cho giám khảo thấy những việc mình làm và phấn đấu đều có ý nghĩa riêng. Ví dụ, nếu bạn chỉ là một tình nguyện viên bình thường của một dự án nho nhỏ, bạn vẫn mạnh dạn ghi nó vào hồ sơ và để làm nổi bật nó bằng cách kể ra những kinh nghiệm mà bạn học hỏi được từ nó, ví dụ như kĩ năng teamworking, quản lý thời gian, giao tiếp thuyết trình…

5. Điều cuối cùng, luôn tin tưởng và hài lòng với những gì mình có

Cũng giống như nhiều bạn khác, mình đã từng có thời gian cảm thấy bản thân rất tệ và vô dụng. Nhìn thấy những người bạn cùng trang lứa học giỏi hơn, làm những việc mang tầm cỡ quốc tế, rồi được đi đây đi đó, được bao nhiêu người khen ngợi, mình vừa ngưỡng mộ và cũng vừa chán ghét bản thân.

Ở độ tuổi 18 20, chúng ta bước vào đời khi trong tay chưa hề có một thứ gì, mọi thứ dở dang, chênh vênh và mới mẻ nên rất dễ bị dao động khi nhìn thấy người khác đang vượt xa còn mình thì cứ dậm chân tại chỗ. Việc bó hẹp bản thân vào lối suy nghĩ “Phải thành công sớm để không thua kém người khác” vô hình chung đã khiến chúng ta tự dằn vặt bản thân nhưng lại chẳng đem lại kết quả gì cả.

Bạn biết không, trong khi bạn đang chán ghét bản thân thì lại có những người khác nhìn bạn với ánh mắt ngưỡng mộ đấy! Bạn hãy nhớ rằng, trong chúng ta không có ai là kẻ thua cuộc, chỉ là chúng ta đến đích chậm hơn người khác bởi mất thêm thời gian để rèn giũa vũ khí và phương tiện giúp tăng tốc về đích. Bởi thế, hãy yêu thương bản thân hơn, hãy hài lòng và trân trọng những thứ mà mình đang có. Chỉ khi bạn tin tưởng vào chính mình thì lúc đó bạn mới có sức để theo cuộc hành trình săn học bổng dài hơi.

Đăng ký để cập nhật thông tin nhanh nhất về các chương trình hấp dẫn tại Tây Ban Nha:

[contact-form-7 404 "Not Found"]

 

 






 

Hoặc liên hệ Hotline:

  • AMEC Hà Nội  (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
  • AMEC Đà Nẵng    (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
  • AMEC Hồ Chí Minh  (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388

Facebook: https://www.facebook.com/toididuhoc



Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

(*)

Có thể bạn quan tâm:

Tin du học nổi bật

Tin du học Mới Nhất

Đăng ký tư vấn miễn phí