Tất cả các trường Đại học ở bên Đức đều yêu cầu sinh viên đến từ 3 Quốc Gia: Việt Nam, Trung Quốc và Mông Cổ phải có chứng chỉ APS. Vậy APS là gì? Học thạc sỹ tại Đức thì APS ra sao? Hãy cùng Amec tìm hiểu nhé!
1. APS là gì?
APS là một chứng chỉ nhằm kiểm tra tính xác thực bằng cấp của các sinh viên. Tất cả sinh viên Việt Nam muốn qua Đức học Master đều phải có APS. Hình thức thi bao gồm 2 phần: bài tập và phỏng vấn trực tiếp. Sinh viên nếu đỗ phỏng vấn APS sẽ nhận được 10 tờ chứng chỉ APS – đây là một trong những điều kiện bắt buộc để được nhập học tại một trường đại học bất kỳ nào của Đức.Một năm chỉ có hai kì phỏng vấn APS vào tháng 5 và tháng 11. Muốn thi vào tháng 5 thì hạn đăng kí là cuối tháng 2, muốn thi vào tháng 11 thì hạn đăng kí là cuối tháng 8. Vì chỉ có 2 lần thi một năm và cần đăng kí sớm như vậy nên các bạn cần lập kế hoạch chuẩn bị du học Đức trước ít nhất là nửa năm nếu không muốn bị lỡ APS và phải chờ thêm nửa năm nữa.
2. Điều kiện du học Thạc sỹ tại Đức
– Đã tốt nghiệp đại học với tối thiểu 180 hoặc 210 tín chỉ theo hệ thống tín chỉ Châu Âu (tùy yêu cầu của khóa học).- IELTS tối thiểu trong khoảng từ 6.0 đến 7.0- Chứng chỉ APS- GMAT đối với một số khóa học ngành quản trị và GRE đối với một số khóa học ngành kinh tế- Kinh nghiệm làm việc đối với một số khóa học ngành quản trị- Ngoài ra mỗi một khóa học khác nhau sẽ có các yêu cầu phụ khácĐối với ngoại ngữ thì bạn có thể lựa chọn du học Đức bằng tiếng Anh (IELTS 6.5 trở lên) hoặc du học Đức bằng tiếng Đức (chứng chỉ B1 trở lên).
3. Yêu cầu hồ sơ du học Thạc sỹ tại Đức
Hồ sơ sẽ gồm những giấy tờ quan trọng như sau:
- Tất cả các giấy tờ đều phải được dịch, công chứng bằng một trong hai thứ tiếng: Tiếng Anh hoặc tiếng Đức.
- Chứng chỉ IELTS
- Một bản đánh máy đơn xin nhập học bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh
- Chứng chỉ APS : Kiểm tra xem du học sinh có đủ khả năng đáp ứng được điều kiện cơ bản khi du học tại Đức hay không.
- Bằng tốt nghiệp đại học kèm theo bảng điểm đại học
- Thư ngỏ lời của giáo sư
- Bài giới thiệu bản thân
4. Những điều cần chú ý khi nộp hồ sơ du học thạc sỹ tại Đức
Bạn nên nộp hồ sơ sớm nhất có thể và không nên nộp quá muộn. Hồ sơ phải được chuẩn bị đầy đủ không được thiếu giấy tờ nào. Nếu thiếu thì hồ sơ của bạn sẽ bị loại dù có đẹp thế nào đi nữa.Ngoài việc yêu cầu nộp hồ sơ trực tiếp thì hầu hết các trường đều yêu cầu nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc có một số trường yêu cầu thí sinh đăng kí qua mạng. Hồ sơ phải được dịch sang tiếng Đức hoặc tiếng Anh.
5. Kinh nghiệm phỏng vấn APS do chính học sinh Amec chia sẻ:
Chia sẻ của bạn Ma Thị Nhâm (Cựu sinh viên trường Kinh tế quốc dân ngành học Tài chính ngân hàng – đỗ phỏng vấn APS tháng 11/2016)[Phần thi viết] Bài tập tính NPV: cho CFo= 10 million, 3 năm đầu CF = 2,6, từ năm thứ 4 trở đi đến forever lợi nhuận giảm 5%. i= 10%.Hỏi: – tính npv và nx xem cty có nên nhận dự án k? và tính period payback, nếu cty cutoff 3 period thì có được chấp nhận không?Không có câu hỏi gì khác. Thêm nữa là bạn vào làm sau mình cũng làm bài tập y hệt như này.
Tại ko cho số năm của dự án nên quên mất cách tính kiểu này, mình chỉ viết công thức rồi thay số vào thôi, họ k nói gì về đáp án. K tính được npv nên cũng k tính được pp. Mình hỏi anh giám thị thân thiện thì a ấy bảo k đc gthich, lát nữa thảo luận về cái đó nha[Phần phỏng vấn]Giới thiệu bản thân, nói được đến chỗ mình đã đi làm, đi làm thì có kinh nghiệm gì rồi anh ý hỏi kế hoạch tương lai là gì? Cái này thì cứ nói như đã chuẩn bị thôiẢnh nhìn bảng điểm rồi hỏi mình hiểu gì về risk? Ú ớ một lúc thì a ấy mớm cho 2 câu rồi mình nói được. Xong anh hỏi toán tài chính học gì (financial mathematic). Mình bảo là học về giá trị tương lai, hiện tại của tiền rồi cách tính, thời hạn trả nợ,… Thì a ấy bảo cái đấy để tính pp đấyThêm câu hỏi nữa là irr là gì? Irr để làm gì? Rồi ví dụ m gửi tiền ngân hàng (hỏi m lãi suất bnhieu, m bảo 5%), irr =15% (của cái dự án ví dụ thôi) thì m chọn cái nào? À còn hỏi m có biết cách tính NPV nào khác không? Hỏi về khoá luận nữa.Vẫn thấy k ổn lắm, mọi ng thi sau thì cố gắng nha. Hiểu và diễn đạt được ý là tốt rồi
Hóng được phòng bác prof già là toàn hỏi về banking thôi, học finance cũng toàn hỏi banking.Chia sẻ của bạn Lê Hoàng Yến (Đỗ phỏng vấn APS tháng 11/2016)Chào cả nhà, mình hẹn trưa nay 12h20 nhưng phải đến 12h30 mới vào thi viết (vì đó là giờ ăn trưa). Mình cũng vào phòng 2 anh trẻ cao to, mắt xanh phỏng vấn.[Phần thi viết]Bài tập siêu ngắn có 2 ý mà được bonus hẳn 30p. Bài tập về đầu tư một công cụ nợ (debt security), tính arbitrage profit của công cụ nợ đó và give arbitrage opportunity in this example above.[Phỏng vấn]Giải thích lại mấy vấn đề ở bài viết. Mình được hỏi chủ yếu về mấy vấn đề sau:
– Giới thiệu bản thân, làm gì
- Học ngành gì ở Đức? Tại sao?
- Có ý định học trường gì tại Đức
- Inflation
- Monetary policy
- Monetary policy and inflation in Vietnam và cả EU nữa, problems and why?
- Bonds
- M1 và M2
- Thesis
Nhìn bảng điểm của mình hỏi mình thích giáo viên dạy môn nào, tại sao – cái này chắc hỏi cho vuiHết rồi, đại khái là mình mà nói sai anh ý sẽ sửa ngay, phần phỏng vấn của mình không quá khó và cảm giác hơi ngắn hơn so với bình thường nên cũng không hài lòng lắm, nếu trượt thì lại phải ôn thi lại, chẳng ai muốn nhưng đã thi xong rồi ko thay đổi được, bạn nào chưa phỏng vấn hãy ôn thi cho tốt. Chúc mọi người gặp nhiều may mắn và có kết quả tốt, ai không qua lần này lại lập team ôn thi lại cho vui.
Cập nhật các thông tin mới nhất về các chương trình đào tạo tại Đức với Amec:
Lỗi: Không tìm thấy biểu mẫu liên hệ.
Hoặc liên hệ Hotline:
- AMEC Hà Nội (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
- AMEC Đà Nẵng (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
- AMEC Hồ Chí Minh (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388