HÀ NỘI

(024) 3 941 1891/2 - 0914 863 466

ĐÀ NẴNG

(023) 6 396 7776 - 091 608 2128

HỒ CHÍ MINH

(028) 6261 1177 - 0909 171 388

Kinh nghiệm về quy trình xin học bổng Fulbright

kinh nghiem ve quy trinh xin hoc bong fulbrightDu học Mỹ: Bạn đang apply học bổng Fulbright? Bài viết này sẽ chia sẻ với bạn kinh nghiệm của một Fulbrighter đã thành công về quy trình xin học bổng  Fulbright.Năm của tớ (2010) quy trình university replacement như sau:1. Semi-finalists đăng ký nguyện vọng university placement trong form đăng ký điện tử (giống hệt form đăng ký vòng loại, chỉ khác ở chỗ nó là ở trên web). Trong form có nói phần đăng ký nguyện vọng trường là không bắt buộc nên năm của tớ đã có một số bạn đã bỏ qua bước này. Đó là sai lầm lớn vì đây là cơ hội duy nhất để bạn đăng ký nguyện vọng của mình.2. Sau khi đã chọn ra được finalists, IIE sẽ lên một submission plan gồm 4 trường để nộp hồ sơ cho từng finalists. Các bạn sẽ được quyền tham gia ý kiến vào submission plan này, tuy nhiên quyết định có thay đổi nó hay không hoàn toàn phụ thuộc vào IIE.3. IIE thay mặt finalists gửi đơn dự tuyển vào các trường. Fubright sẽ quyết định final placement của các bạn.Như vậy các bạn có thể thấy bước quyết định nhất đối với university placement của các bạn chính là bước điền vào phần nguyện vọng trong form điện tử, khi bạn còn là semi-finalist và chưa bước vào vòng phỏng vấn.  Đây chính là bản đăng ký nguyện vọng chính thức của bạn. Từ khi bạn chính thức trở thành finalist cho đến khi bạn có final placement, sẽ không có lần đăng ký nguyện vọng nào khác! (Cái này khác với những năm trước đó).Đựa trên quy trình này, tớ có một số kinh nghiệm như sau để được vào trường ưng ý.Nghiên cứu từ sớm: Cố gắng chắc chắn được rằng khi được chọn là semi-finalist thì bạn đã quyết định được mình muốn theo học trường gì. Có ba điều cần cân nhắc là: ranking chung của trường, trường có khoá học phù hợp với kế hoạch của mình không (vì các khoá cao học của Mỹ mang tính chuyên biệt rất cao), và khoá học có phù hợp với sức học của mình không. Tránh rơi vào trường hợp như của tớ, do không nghiên cứu sớm nên tí nữa thì “tèo”. Tớ có nguyện vọng học báo chí và phim tài liệu, và học viện báo chí ở New York University là trường báo duy nhất có khoá này, tuy nhiên vì nghiên cứu chưa kỹ, tớ lại điền tên một trường khác có lịch sử hoành tráng hơn vào làm nguyện vọng 1. Sau đó tớ đã phải lao tâm khổ tứ mãi mới xin được chuyển khỏi trường “nguyện vọng 1” này để được sang NYU, cũng may mà được Fulbright thông cảm.Lựa chọn hợp lý: Một bản nguyện vọng gồm 100% các trường Ivy League sẽ một bản nguyện vọng rất bóng bẩy, nhưng ít giá trị và sẽ không mang lại lợi thế gì cho bạn trong việc chọn trường nếu bạn không phải là một sinh viên kiệt xuất. Ngoài việc cân nhắc ranking của trường, các khoá học và sức học của bản thân, bạn cũng có thể cân nhắc thêm về khả năng cost-sharing của từng trường. Bạn có thể tham khảo Fulbrighters những năm trước xem những trường nào sẵng sàng offer tuition scholarships hoặc assistantships cho các sinh viên của Fulbright. Nếu bạn tìm được trường hợp lý về mặt học thuật lại cộng thêm có cost-sharing, thì khả năng lớn là nguyện vọng của bạn sẽ được IIE đưa vào submission plan.Cân nhắc các yếu tố thời tiết, sức kho: Nếu bạn không chịu được lạnh thì tránh đăng ký vào những trường ở quá cao trên phía bắc. Nếu bạn bị hay fever thì tránh những trường ở những nơi có nhiều cỏ cây hoa lá.Tuyệt đối không nên bỏ qua bước đăng ký nguyện vọng: Trong application form luôn có câu “Bạn không bắt buộc phải điền vào phần này”, nhưng nên luôn coi phần này là phần bắt buộc. Ghi rõ ràng 4 nguyện vọng, và giải thích cụ thể vì sao bạn muốn theo đuổi những khoá học này.Đóng góp ý kiến vào submission plan của IIE: Nếu bạn đăng ký nguyện vọng một cách hợp lý, có cân nhắc kỹ càng, thì phần lớn nguyện vọng sẽ được phản ánh trong submission plan của IIE. Khi nhận được submission plan, bạn hãy xem xét kỹ lại một lần nữa vào đóng góp ý kiến một cách cụ thể về việc bạn muốn order of priority là như thế nào. Nếu bạn muốn bổ sung thêm các trường khác vào submission plan, hãy chuẩn bị một lý do thật hợp lý và có sức thuyết phục.Try till the end: Sau khi có final placement, nếu bạn cảm thấy final placement chưa phải là lựa chọn tối ưu, bạn có thể trao đổi lại với Fulbright và đề nghị được thay đổi final placement. Bạn chắc chắn sẽ cần một lý do hoàn toàn hợp lý, có cân nhắc quyền lợi của bản thân bạn, của những ứng viên khác trong Fulbright, và của mục tiêu trao đổi văn hoá, tăng cường hiểu biết lẫn nhau của cả chương trình Fulbright. Tại thời điểm này, trao đổi có thể trở nên khá căng thẳng và mệt mỏi, nhưng bạn có nhiều khả năng thành công hơn nếu bạn giữ thái độ bình tĩnh, hoà nhã, khách quan và tích cực.The earlier, the better: Bạn có nguyện vọng, có kiến nghị hay có ý kiến gì về vấn đề university placement, trao đổi với Fulbright càng sớm càng tốt trong các bước của quá trình placement. Càng muộn, bạn sẽ càng khó đưa ra lý do đủ thuyết phục cho nguyện vọng của mình.Sau tất cả những nỗ lực này, nếu final placement vẫn chưa phải là tối ưu đối với bạn, thì cũng đừng quá bi quan và thất vọng. Dù theo học trường nào thì trước mắt bạn cũng là cả một hành trình mới mẻ và thú vị trên đất nước Mỹ rồi. Bạn có thể không vào trường top như mong muốn, nhưng áp lực bài vở nhẹ hơn sẽ giúp bạn có thời gian điều kiện thăm thú tìm hiểu nước Mỹ, điều mà nhiều sinh viên Ivy League chưa chắc đã có cho đến tận ngày về nước.Chúc các bạn thành công,Trần Ngọc Thịnh






 

Hoặc liên hệ Hotline:

  • AMEC Hà Nội  (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
  • AMEC Đà Nẵng    (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
  • AMEC Hồ Chí Minh  (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388

Facebook: https://www.facebook.com/toididuhoc



Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

(*)

Có thể bạn quan tâm:

Tin du học nổi bật

Tin du học Mới Nhất

Đăng ký tư vấn miễn phí