HÀ NỘI

(024) 3 941 1891/2 - 0914 863 466

ĐÀ NẴNG

(023) 6 396 7776 - 091 608 2128

HỒ CHÍ MINH

(028) 6261 1177 - 0909 171 388

Kinh nghiệm xin việc làm sau tốt nghiệp của du học sinh Việt tại Đức

Đức không chỉ là điểm đến du học hấp dẫn với chính sách miễn học phí 100%, các trường đại học nổi tiếng hàng đầu, đa dạng ngành học mà còn là miền đất hứa với cơ hội việc làm thăng tiến không thể bỏ qua. Theo luật, sau khi tốt nghiệp, sinh viên quốc tế sẽ có Visa 12 – 18 tháng ở lại Đức để tìm việc làm. Cơ hội việc làm luôn rộng mở nhưng để tìm được một vị trí phù hợp với bản thân thì chẳng hề dễ dàng. Hãy lắng nghe chia sẻ kinh nghiệm xin việc của bạn Đinh Thị Thùy Dương – Du học sinh chương trình Thạc sĩ của AMEC để rút ra những bí quyết bổ ích cho bản thân các bạn nhé.

Trích lời của Đinh Thị Thùy Dương – “Bài viết mang tính cá nhân cao, vì đây là viết theo kinh nghiệm của bản thân mình, mỗi bạn du học sinh ở Đức đều sẽ có những hướng đi, trải nghiệm riêng trong vấn đề này. Mình sẽ làm rõ từng điểm để các bạn có định hướng rõ ràng hơn nhé.

Định Thị Thùy Dương cùng những chia sẻ bổ ích về kinh nghiệm xin việc làm tại Đức

1. Có cần tốt nghiệp điểm cao không? Hay kinh nghiệm làm việc mới là thứ quyết định?

Mới đầu mình cũng không quan trọng điểm số, mình cố đc điểm cao chỉ vì mình thấy tức khi thua kém mấy đứa cùng lớp thôi chứ mình không tin khi đi làm có ai nhìn cái bảng điểm. Tuy nhiên, mình vẫn khuyên các bạn nên cố gắng hết sức để đạt được điểm tốt nghiệp cao cao chút nhé, vì điểm thấp quá sẽ khó cho các bạn về sau. Ví dụ như khi các bạn tự nhiên muốn học lên Master hoặc PhD thì điểm thấp sẽ khó được nhận. Ngoài ra, một số công ty cũng có điều kiện về điểm đó, theo nguồn tin thân cận thì Allianz Deutschland muốn ứng viên có điểm Abschlussarbeit từ 1.3 trở lên mới xét hồ sơ. Bởi, công ty lớn ngày nhận trăm đến nghìn hồ sơ cho 1 vị trí nên có quyền chảnh mà, nên đừng lười học nha.

2. Mình tích luỹ kinh nghiệm làm việc trong lúc đi học như thế nào?

Cái này thì dễ quá rồi, chắc bạn nào cũng biết là ở Đức các bạn sinh viên chăm đi làm lắm, ngoài để kiếm tiền thì còn để tích luỹ kinh nghiệm làm việc, chuẩn bị cho lúc bị đá đít khỏi trường đại học và bươn chải kiếm việc fulltime.

Theo mình thì nếu có thể, thời gian đầu khi học ở đây các bạn hãy cố gắng trau dồi kiến thức chuyên ngành và tiếng Đức, đừng mải mê đi làm những công việc không liên quan (như làm bồi hay gì đó). Để rồi sau đó các bạn có thể xin được Werkstudent (Working student) hoặc Praktikum (Internship) cho những vị trí có ích cho chuyên ngành của mình.

Werkstudent (Working student) là bán thời gian (20 tiếng/ tuần), còn Praktikum (Internship) là toàn thời gian (20 tiếng/tuần).
Khi nào nên xin đi làm Working student thì tuỳ thuộc vào độ sẵn sàng của các bạn thôi, có người như mình sau 1,5 năm học thì bắt đầu đi làm working student, có bạn thì chỉ sau 6 tháng vào Uni là đã đi làm rồi. Nhưng các bạn cứ apply càng sớm càng tốt, vì mình phải apply rải rác từ 8/2018 đến 12/2018 là mình nhận được việc ở Allianz Tech. Werkstudent (Working student) là bán thời gian (20 tiếng/ tuần), còn Praktikum (Internship) là toàn thời gian (20 tiếng/tuần).
Khi nào nên xin đi làm Working student thì tuỳ thuộc vào độ sẵn sàng của các bạn thôi, có người như mình sau 1,5 năm học thì bắt đầu đi làm working student, có bạn thì chỉ sau 6 tháng vào Uni là đã đi làm rồi. Nhưng các bạn cứ apply càng sớm càng tốt, vì mình phải apply rải rác từ 8/2018 đến 12/2018 là mình nhận được việc ở Allianz Tech.

Mình quen không ít bạn sinh viên Master ra trường là có 6-7 năm kinh nghiệm đi làm nha, tại các bạn ấy ngừoi Đức đi học Ausbildung 3 năm, sau đó lên Uni đi làm tiếp 2-3 năm, rồi lại học tiếp Master. Nên là đừng do dự trong việc apply working student nữa nếu không là k có cửa với bọn Đức đâu.

3. Nói thì dễ, kiếm đc việc Working Student hay Internship có khó không?

Mình thấy không khó. Bằng chứng là lớp mình 25 người, có 2 đứa người Đức không nói làm gì rồi, còn lại sinh viên quốc tế mà đứa nào cũng tìm được việc (80% lớp mình không nói được tiếng Đức thành thạo nhé) nên cái này chỉ phụ thuộc vào bạn có dám apply không thôi.
Các kênh để tìm việc thì vẫn như bình thường: Linkedin, Stepstone, Xing, indeed. Hồi đó mình apply 20 phát thì đc phỏng vấn 4 lần và chốt đi làm ở Allianz Tech.

Không phải mình đã làm ở Allianz mà mình PR đâu, mà thực sự ở Allianz rất thoáng trong việc thuê working student và intern, hơn nữa Allianz lại có môi trường quốc tế, các bạn có cơ hội tìm đc việc kể cả khi k nói đc miếng tiếng Đức nào. Lớp mình có ít nhất 7 đưá làm intern vs working student ở Allianz, sau đó có tầm 3 đứa xin đc ở lại làm fulltime.

Nếu không nói tiếng Đức thì tránh Allianz Deutschland với Allianz Partners ra, còn đâu Allianz Technology SE, AGCS, Allianz SE,… đều dùng ngôn ngữ chính là tiếng Anh.

4. Kinh nghiệm apply working student của mình?

Số liệu trước: mình apply 2 đợt, tổng là 20 hồ sơ và được gọi đi phỏng vấn 4 chỗ, chốt làm ở Allianz Tech vị trí Project Coordinator.

Đợt 1 mình nộp tầm 10 hồ sơ thì không có nơi nào ọ ẹ gì hết, căn bản mình nghĩ CV mình hồi đó cũng cùi bắp (cả hình thức đến nội dung). Sau đó mình dùng cái này để tạo lại hồ sơ nè: creddle.io (chỉ tiếng Anh và không cho chèn ảnh nha), tiếng Đức thì dùng cái này: flowcv.io – 2 cái này tương tự nhau, cho ra thành phẩm CV đẹp nhức mắt nếu bạn chịu chỉnh, quan trọng là chỉ lọt thỏm trong 1 trang => dễ đọc.

Trong CV mình ghi tứ xứ thông tin luôn, kể cả kênh YouTube của mình, sau này sếp mình ở Allianz bảo tao google mày ngay lập tức, thấy hot quá thuê luôn. Mình biết nói đùa thôi nhưng mà ở đây cái sở thích của bạn cũng thể hiện đam mê và thái độ sống, nên đừng bỏ qua nha.

Cover Letter thì đúng là nên thay đổi chút xíu tuỳ vào vị trí bạn apply, tuỳ từng nơi, có chỗ họ cũng không đọc Cover Letter của bạn đâu, nhưng mấy công ty bé là có đấy nên làm chỉn chu chút.
Phỏng vấn Working Student thì không hề khó, chỉ cần bạn tự tin, thể hiện được bản thân mình là ok. Mấy cái phỏng vấn mình đi thì hầu hết họ không hỏi gì mấy về kiến thức chuyên môn, mà chỉ hỏi những câu này:

– Nói qua chút về bản thân của mày?
– Hồi làm ở VN là mày làm gì đây? Công việc cụ thể như nào? Gặp khó khăn gì?
– Kênh YouTube của mày làm về cái gì?
– Tại sao lại apply vị trí này?
– Mày biết gì về công ty chúng tau?
– Ở trường thích học môn gì? Và có thể hỏi học ở gì ở môn ABC này.

Thì tất nhiên để trả lời được các bạn phải xem qua website của người ta, xem họ hoạt động trong ngành gì, sản phẩm là gì, vị trí apply có những công việc chính gì và quan hệ qua lại giữa vị trí đó với ngành bạn học, và hãy nhớ những gì mình viết trong CV và Cover Letter nha.

5. Khi kiếm được việc rồi, tận dụng cơ hội này thế nào để tìm được việc fulltime?

Đây mới là mục đích cuối cùng của chúng ta nha. Mình cũng không ngại thừa nhận luôn mình có được công việc hiện tại có thể không phải do mình là người giỏi nhất, mà do mình biết tận dụng các mối quan hệ, những cơ hội học hỏi trong quá trình làm working student, và đôi khi nó cũng có 1 chút gọi là duyên nữa ahihi.

Khi các bạn có được 1 công việc làm thêm, điều các bạn nên làm là hết mình học hỏi trong thời gian làm ở đó. Ví dụ như mình học International Business & Finance, mà việc của mình lại thiên về Quản lý dự án IT. Lúc đầu mình cũng k thích lắm đâu, ngoài việc đồng nghiệp thân thiện ra thì công việc không liên quan tới ngành học lắm. Cơ mà dần dần mình thấy nó cũng hợp hợp với mình, nên mình bắt đầu đào sâu tìm hiểu các mảng kiến thức về IT Project Mangagement như ITIL hay Agile PM và Waterfall, học thêm chút về Jira và Confluence. Mình thấy đó là quyết định đúng đắn, vì mình có đồng nghiệp kinh nghiệm toàn 5 – 10 năm trong nghề, có gì không hiểu mình đặt lịch hẹn 30phút với họ và hỏi.

Điều này còn giúp mình viết xong luận văn của mình về chủ đề IT Project Mangagement luôn. Vì như các bạn biết là trong luận văn, ngoài phần lý thuyết trong sách dài lê thê ra thì bao giờ phần thực tế vẫn thú vị hơn. Mình lấy số liệu tại chính dự án mình đang làm, phỏng vấn đồng nghiệp để lấy hướng đi và nhận góp ý từ họ, còn gì tuyệt vời hơn.

Lại nói, khi bạn làm việc cho 1 dự án ở 1 công ty lớn như Allianz thì có rất nhiều cái lợi. Ví dụ như dự án mình có hơn 300 người tới từ đủ các công ty khác nhau. Vì công ty lớn thường thuê consultant ngoài, chỉ có project manager là người của công ty thôi. Thế nên là hàng ngày mình làm việc với rất nhiều anh chị từ 10 công ty khác nhau, mình build mối quan hệ với họ. Điều này có ích khi bạn muốn apply việc ở công ty của họ, thay vì nộp thẳng trên web của công ty, bạn có thể đưa CV cho họ để họ đưa trực tiếp cho HR và lúc này bạn có khả năng cao được vào vòng phỏng vấn luôn chứ không qua xét duyệt hồ sơ loằng ngoằng nữa.

Working students ở công ty mình biết cứ giờ ăn trưa là có hẹn với người này người kia để xây dựng mối quan hệ, nên khi ra trường rất dễ xin việc. Còn trường hợp của mình thì thực sự là mình có quen các anh chị ở anarcon từ trước rồi, rất thân là đằng khác nên khi nộp hồ sơ, phỏng vấn đều có sự giúp đỡ của mọi người, từ viết CV nên như thế nào, các vòng phỏng vấn ra sao, cần thể hiện thế nào bla bla. Cảm giác lúc phỏng vấn cũng yên tâm hơn vì người phỏng vấn mình toàn người quen . Nhưng nhấn mạnh là không có trường hợp quen biết tuyển thẳng như ở VN, vẫn phải phỏng vấn xem bạn có phù hợp không, vì quyết định nằm ở nhiều bên, không phải chỉ có giám đốc, không có chuyện ông này ông kia có thể nhấc bạn vào công ty. Quen biết chỉ làm công cuộc xin việc nó bớt mêt mỏi và nhanh chóng hơn thôi chứ tất cả vẫn do năng lực và bản thân mình.

Còn nữa là khi làm việc working student, bạn có thể xem tất cả các vị trí tuyển dụng nội bộ, có nhiều cơ hội hơn là người ngoài. Mình cũng thử apply ở Allianz rồi và nhận đc sự giúp đỡ rất nhiều từ sếp của mình, từ trực tiếp liên hệ với HR phụ trách để đề cử mình đến giúp mình chuẩn bị cho phỏng vấn. Nói đến đây lại thấy may mắn vì rơi vào tay sếp mình, vì k phải ai cũng đc như vậy.
Okay, chắc cũng đủ hết những gì mình muốn nói rồi. Hơi dài chút, nhưng tóm lại các bạn nên duy trì điểm tốt, xin đi làm working student hay intern càng sớm càng tốt, khi có việc làm thêm rồi thì đừng để các mối quan hệ, các cơ hội tuột qua mà hãy tận dụng nó để kiếm việc fulltime nhé các bạn.”

Để được tư vấn cụ thể hơn về lộ trình du học Đức các bạn đừng quên để lại thông tin dưới form đăng kí hoặc gọi qua HOTLINE: 0919784299/ 0919958880/ 0973575693/ 0984947593

 






 

Hoặc liên hệ Hotline:

  • AMEC Hà Nội  (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
  • AMEC Đà Nẵng    (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
  • AMEC Hồ Chí Minh  (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388

Facebook: https://www.facebook.com/toididuhoc



Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

(*)

Có thể bạn quan tâm:

Tin du học nổi bật

Tin du học Mới Nhất

Đăng ký tư vấn miễn phí