HÀ NỘI

(024) 3 941 1891/2 - 0914 863 466

ĐÀ NẴNG

(023) 6 396 7776 - 091 608 2128

HỒ CHÍ MINH

(028) 6261 1177 - 0909 171 388

NHCSXH Thanh Hóa không giúp sinh viên nghèo vay vốn?

Vì những lý do khác nhau nên số tiền cần để thực hiện giải ngân cho sinh viên vay vốn trên thực tế đã vượt kế hoạch dự trù và do sắp xếp lịch làm việc với các xã cũng như sự “nhanh chậm” của các hộ gia đình đã dẫn tới tình trạng nhiều hộ tới giờ vẫn chưa nhận được vốn vay.  Giải thích của Giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa.

Chờ đến bao giờ?

Xã thuần nông Hoằng Yến nhiều năm qua có tỉ lệ học sinh đậu và các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp luôn trong tốp đầu của huyện. Năm học 2009 – 2010, toàn xã có 20 em trúng tuyển đại học và 35 em trúng tuyển cao đẳng.

Hầu hết, các em thuộc diện không được miễn giảm học phí nên gia đình nào cũng mong được tiền vay hỗ trợ cho sinh viên học tập của Nhà nước.

Tìm hiểu lý do, chị Trương Thị Hồng cho biết: “Mọi thủ tục chúng tôi đều làm đúng quy định, nhưng đến khi đi nhận tiền thì chi hội trưởng phụ nữ ở thôn, phụ trách việc thu hồ sơ cho biết: Ngân hàng chưa giải ngân được, đợi đến tháng sau. Nhưng kể từ 23/10/2009 tới giờ gần hết tháng 2/2010 , chúng tôi vẫn chưa nhận được tiền”.

Cô Lê Thị Thư ở xóm 8 thì thắc mắc tại sao xã bên cạnh được vay vốn hỗ trợ mà ở đây chúng tôi vẫn chưa nhận được vay.

UBND các xã: Thì biết vậy thôi!

Lãnh đạo hai xã Hoằng Yến, Hoằng Hải đều khẳng định đã nhận được nhiều ý kiến của các hộ trong diện được vay vốn.

Ông Nguyễn Văn Khải, Chủ tịch xã Hoằng Yến cho biết: “Hiện xã có 146 hộ đã vay vốn với tổng số 150 sinh viên. Tình hình trên đã diễn ra từ trước Tết. Chính tôi cũng đã trực tiếp gửi kiến nghị lên Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hoằng Hóa tạo điều kiện cho các hộ trong diện được vay nhận được vốn càng sớm càng tốt. Vừa rồi, xã nhận được công văn yêu cầu các hộ gia đình trên làm lại hồ sơ, sớm gửi lên để nhận được vốn vay. Hồ sơ mới đã làm xong, nhưng tới na,y nguồn vốn vẫn chưa đến được tay người cần”.

Phó Chủ tịch xã Hoằng Hải, Lê Văn Thanh cũng xác nhận thông tin nnhiều sinh viên trong diện được vay vốn hỗ trợ của Chính phủ trong học kỳ 1 năm học 2009-2010 chưa nhận được vay, thậm chí khi các em đã sang học kỳ 2.

Trong văn bản số 04/NHCS-HH gửi 49 xã, thị trấn giải đáp những vướng mắc trên, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Hoằng Hóa có đưa ra lý do: “Lượng vốn chưa đủ đáp ứng nhu cầu giải ngân các chương trình tín dụng theo chỉ tiêu kế hoạch năm 2009 nên tại phòng giao dịch 09 xã chưa được giải ngân chương trình Học sinh sinh viên lần 1”.

Văn bản cũng cho biết đây là tình hình chung của toàn tỉnh và “mong nhận được sự thông cảm và cùng chia sẻ khó khăn lúc này”.

“Đối với cho vay HSSV, NHCSXH tỉnh Thanh Hóa sẽ cân đối đảm bảo đủ nguồn vốn để giải ngân với mức cho vay theo quy định, kể cả số hồ sơ còn tồn đọng của năm 2009.

Về việc áp dụng lãi suất cho vay: Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 6/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay tại NHCSHX giải ngân từ ngày 1/5/2009 đến 31/12/2009. Như vậy đến hết ngày 31/12/2009 không còn thời hạn hỗ trợ lãi suất nên các phòng giao dịch phải chấm dứt việc cho vay hỗ trợ lãi suất đối với mọi khoản vay giải ngân kể từ ngày 01/01/2010”.

Vậy là việc chậm trễ giải quyết những hồ sơ còn tồn đọng trước thời điểm 31/12/2009, nay phải chuyển sang làm mẫu hồ sơ mới cũng là một thiệt thòi lớn đối với các hộ gia đình có sinh viên thuộc diện được hỗ trợ vay vốn học tập.

“Dự kiến chưa kết trong việc làm kế hoạch cũng là chuyện bình thường?!”

Ông Nguyễn Hữu Dinh

Ông Nguyễn Hữu Dinh, Giám đốc NH CSXH tỉnh Thanh Hóa cho biết tình hình thiếu vốn không chỉ diễn ra ở riêng huyện Hoằng Hóa mà đang là khó khăn chung của các huyện trong tỉnh.

Theo dự kiến ban đầu của ngân hàng, tổng số vốn cần để thực hiện chương trình giải ngân cho sinh viên vay vốn của Thanh Hóa là 600 tỷ đồng.

“TW cũng đã chuyển đủ cho chúng tôi. Tuy nhiên, trong năm 2009-2010, do phát sinh mức cho sinh viên vay vốn từ 800.000 lên 860.000/tháng và số sinh viên mới trúng tuyển nên Thanh Hóa chúng tổng số vốn cần đã phát sinh thêm 114 tỷ đồng.

Trên thực tế tại Thanh Hóa còn 98,5 tỷ đồng cho 22.900 SV vay nhưng chưa được giải ngân.

Về vấn đề này, đã báo cáo Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam. Nhưng, cho tới nay chưa có kết quả thông báo tiếp tục giải ngân. Để khắc phục khó khăn, NH chỉ đạo tập trung mọi nguồn vốn hiện có, chủ yếu là thu nợ các chương trình khác dồn cho hai chương trình: hỗ trợ làm nhà cho nhân dân ở 7 huyện nghèo của tỉnh và cho sinh viên vay vốn”.

Trước câu hỏi: Năm nào cũng vậy, sau khi nhận giấy báo nhập học, sinh viên mới tiến hành làm hồ sơ xin vay vốn. Vậy tại sao số vốn trong kế hoạch dự kiến của NHCSXH tỉnh Thanh Hóa vẫn không đủ để giải ngân?”, ông Dinh cho biết: “Sau khi nhận giấy báo nhập học, sinh viên còn phải thông qua các đoàn thể ở địa phương để bầu xét xem có đủ điều kiện được vay vốn hay không. Kế hoạch không phải lúc đó mới làm mà phải làm trước. Trong dự kiến của NH vẫn có số phát sinh nhưng vẫn chưa hết.

Dự kiến chưa hết cũng là chuyện bình thường trong việc làm kế hoạch. Hôm nay hộ này giàu, không cần vay nhưng đùng một cái họ ốm đau, bệnh tật nên gặp khó khăn. Việc tính toán của chúng tôi trước hết dựa vào số hồ cũ do bình xét, đã được vay và dự kiến số phát sinh trong năm học mới. Trách nhiệm ở đây không phải huyện, tỉnh mà là TƯ chưa cấp vốn xuống”.

Giải thích về việc vì sao trong 49 xã, thị trấn thuộc huyện Hoằng Hóa chỉ có 9 xã là chưa nhận được vốn giải ngân, ông Dinh cho biết: “Cái này là do lịch làm việc của NHCSXH với các xã. Cứ theo lịch này thì NHCSXH huyện một ngày đi giao dịch với 4 xã. Giả dụ, đến ngày 20 thì họ giao dịch được 40 xã, 9 xã còn lại sẽ tiến hành giao dịch từ ngày 20 đến 26. Nhưng tới ngày 20 thì hết tiền không giải ngân nên tồn lại. Chuyện hai gia đình gần nhau mà người này được vay, nhà khác không được vay thì là do lúc họ ra thì còn tiền giải ngân, người khác ra vốn hết rồi thì đành phải chấp nhận thôi”.

Như vậy, thực tế giờ đây việc nhận hay không nhận được nguồn vốn giải ngân từ NHCSXH giờ đây lại là câu chuyện của việc ai may mắn hơn ai, ai đến sớm hơn!?

Theo Vietnamnet






 

Hoặc liên hệ Hotline:

  • AMEC Hà Nội  (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
  • AMEC Đà Nẵng    (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
  • AMEC Hồ Chí Minh  (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388

Facebook: https://www.facebook.com/toididuhoc



Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

(*)

Có thể bạn quan tâm:

Tin du học nổi bật

Tin du học Mới Nhất

Đăng ký tư vấn miễn phí