HÀ NỘI

(024) 3 941 1891/2 - 0914 863 466

ĐÀ NẴNG

(023) 6 396 7776 - 091 608 2128

HỒ CHÍ MINH

(028) 6261 1177 - 0909 171 388

Tìm việc tại Đức sau tốt nghiệp? Dễ hay khó?

Sau thời gian học tập tại Đức có thể ở lại tiếp tục làm việc là mong muốn của rất nhiều du học sinh Việt Nam cũng như sinh viên nước ngoài nói chung. Nếu như các bạn có ý định tìm việc tại Đức hãy chuẩn bị càng sớm càng tốt nhé. Hãy đọc bài viết này để hiểu rõ hơn những điều cần biết khi tìm việc làm. Từ đó bạn sẽ có một khởi đầu thuận lợi trong tìm việc làm ở Đức nhé!

Lưu ý nhỏ: Trước khi tìm việc thì hãy kiểm tra xem visa của bạn có cho phép bạn ở lại Đức để tìm việc trong vòng 18 tháng không nhé. Nếu chưa thì bạn hãy chuẩn bị hồ sơ để xin gia hạn visa nhé. Giờ bạn đã sẵn sàng chưa? Hãy cùng tìm hiểu cách tìm việc ở Đức nào!

Bạn nên bắt đầu tìm việc như thế nào?

Trước khi bắt đầu tìm việc, hãy tự hỏi những câu hỏi sau:

  • Bạn muốn làm việc ở quốc gia nào?
  • Bạn muốn làm việc ở thành phố nào? Bạn có muốn tiếp tục làm việc ở thành phố mình đi học không, hay bạn thích chuyển sang một thành phố khác?
  • Bạn thích làm ở tập đoàn lớn hay những công ty vừa và nhỏ?
  • Bạn thích làm việc toàn thời gian hay bán thời gian? Hay bạn thích làm freelance ở Đức?
  • Bạn có muốn làm việc trong lĩnh vực mình đã theo học không?
  • Bạn mong muốn mức lương như thế nào?

Ngoài ra bạn cũng cần hiểu rõ bản thân mình nhiều hơn.

Có rất nhiều bài kiểm tra tâm lý trên mạng dành cho sinh viên sắp hoặc vừa mới tốt nghiệp. Các bạn có thể thử các bài kiểm tra này để hiểu hơn về tính cách và kĩ năng mềm. Kết quả các bài kiểm tra thường hiển thị dưới dạng biểu đồ hoặc hình vẽ.

Bạn có thể ghé thăm trang web chính thức của cơ quan lao động liên bang (Bundesagentur für Arbeit). Để thử các bài kiểm tra khác nhau như “Selbstentdeckungstool”, “Berufswahl”,… Đường link ở đây, các bạn nhớ làm thử nhé: https://www.arbeitsagentur.de/bildung/ausbildung/welche-berufe-passen

Một trong những bài kiểm tra phổ biến khác chính là DISC. Một bài kiểm tra tính cách. Bài kiểm tra này có rất nhiều phiên bản khác nhau nhưng các câu hỏi đều xoay quanh: cách ứng xử của bạn, quan điểm của bạn về các tình huống cụ thể trong môi trường làm việc. Với mỗi tình huống, bạn có nhiều phương án ứng xử khác nhau. Việc bạn cần làm là chọn ra đâu là phương án giống và ít giống cách hành xử của mình nhất. Sau khi hoàn thành bài kiểm tra. Bạn sẽ nhận được bảng kết quả hiển thị 4 khía cạnh khác nhau nhau trong tính cách của mình:

  • Dominance: miêu tả cách bạn giải quyết vấn đề và khống chế tình hình.
  • Initiative/Influence: miêu tả cách bạn giao tiếp trong các mối quan hệ.
  • Steadiness: miêu tả sự bình tĩnh, kiên trì và thấu đáo trong hành động của bạn.
  • Compliance: miêu tả cách bạn sắp xếp các hoạt động và trách nhiệm của mình.

Kết quả sẽ được hiển thị dưới dạng biểu đồ tròn. Phần trăm cao nhất sẽ tượng trưng cho phần tính cách nổi trội nhất trong bạn. Bài kiểm tra này sẽ giúp bạn hình dung được cách ứng xử của bạn trong công việc. Và liệu bạn là một người có xu hướng coi trọng các mối quan hệ hơn hay việc hoàn thành công việc mới là quan trọng với bạn. Hãy tìm công việc phù hợp với mình dựa trên kết quả này!

Có thể tìm kiếm công việc ở đâu?

  • Các website tìm việc:

Indeed, Monster, Stepstone, LinkedIn, Bundesagentur für Arbeit. Hoặc kể cả các trang tìm việc ở Việt Nam cũng được nha. Chỉ cần điền từ khóa và chọn địa điểm làm việc, bạn sẽ có rất nhiều công việc để chọn lựa.

  • Từ bạn bè và/hoặc những anh chị đi trước đã có kinh nghiệm tìm việc:

Mọi người có thể cho bạn rất nhiều lời khuyên hữu ích.

  • Giáo sư và/hoặc giảng viên:

Các giáo sư không chỉ là người có rất nhiều kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực của bạn. Mà còn là những người có quan hệ rất rộng. Các thầy cô có thể giới thiệu bạn đến với rất nhiều cơ hội nghề nghiệp bất ngờ.

  • Ngày hội việc làm (Jobmesse) và/hoặc các hội nghị dành cho sinh viên mới ra trường:

Ngày hội việc làm ở Đức được tổ chức định kì mỗi mùa. Nếu bạn định làm việc ở đâu thì hãy tham gia ngày hội việc làm ở thành phố đó nhé. Những ngày hội này thường rất đông người đến dự. Nên bạn hãy đặt vé càng sớm càng tốt để đảm mình có được chỗ tốt và chuẩn bị tốt hơn nhé.

  • Các nhóm trên Facebook:

Bạn gần như có thể tìm được tất cả mọi thứ trên mạng xã hội và tìm việc cũng không phải ngoại lệ. Có rất nhiều nhóm để mọi người cùng đăng và cập nhật thông báo tuyển dụng. Hãy tham gia các group tuyển dụng và theo dõi thường xuyên nhé, bạn có thể trực tiếp liên hệ hoặc để lại bình luận trên bài post về công việc mà bạn muốn làm.

  • Schwarzes Brett:

Đến thời điểm này chắc hẳn bạn đã rất quen thuộc với chiếc bảng đen này đúng không nào? Bên cạnh các thông tin về nhặt được của rơi, trả người bị mất thì bạn cũng sẽ tìm được các thông tin tuyển dụng ở đây, đặc biệt là ở Schwarzes Brett được đặt trong văn phòng khoa.

  • Trung tâm việc làm ở trường thường:

Đây sẽ có database luôn cập nhật các thông tin mới nhất về cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên. Ngoài ra, bạn có thể đến gặp trực tiếp hoặc gửi email để hỏi về những kĩ năng như làm hồ sơ xin việc, bí quyết phỏng vẩn, vân vân. Quan trọng hơn hết, tất cả dịch vụ này hoàn toàn miễn phí!

Đừng lo lắng nếu công việc hoặc công ty yêu thích của bạn không có vị trí trống nào, vì bạn vẫn có thể thử sức bằng cách nộp hồ sơ cho công ty. Hình thức này thường được biết đến với tên gọi Initiativbewerbung trong tiếng Đức. Nghĩa là bạn vẫn có thể gửi CV kèm cover letter của mình cho công ty và nhớ ghi chú trong CV vị trí, công việc bạn muốn làm nhé. Khi nào có vị trí trống, phía công ty sẽ liên hệ với bạn, miễn là bạn đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của họ. Bạn nên gửi CV từ sớm, trước 6 tháng là một con số thích hợp.

Các trang tìm việc tại Đức

  • Bundesagentur für Arbeit: https://www.arbeitsagentur.de/privatpersonen
  • Indeed: https://de.indeed.com/
  • Monster: https://www.monster.de/
  • Stepstone: https://www.stepstone.de/
  • jobber: https://www.jobber.de/
  • absolventa: https://www.absolventa.de/
  • connecticum jobbörse: https://www.connecticum.de/
  • unicum: https://www.unicum.de/
  • campusjäger: https://www.campusjaeger.de/
  • yourfirm: https://www.yourfirm.de/

Hoàn thiện thêm các kỹ năng khác

Tiếng Đức và tiếng Anh

Trong bài tuyển dụng thường sẽ ghi rõ yêu cầu về ngôn ngữ sử dụng trong công việc, bạn có thể chỉ cẩn phải nói tiếng Anh hoặc tiếng Đức. Nhưng biết thêm một ngoại ngữ khác vẫn luôn là một lợi thế cực lớn cho bạn. Tiếng Anh đã trở thành một trong những ngôn ngữ quan trọng nhất thế giới và càng trở nên quan trọng hơn nữa khi quá trình toàn cầu hóa đang được đẩy mạnh. Nếu bạn thích những lĩnh vực như kinh doanh quốc tế, IT, tư vấn doanh nghiệp, vân vân, biết tiếng Anh là điều bắt buộc. Các bạn cũng nên học một ít tiếng Đức nhé vì nói tiếng Đức cùng các bạn đồng nghiệp người Đức cũng là một điều rất thú vị đó.

Nếu bạn còn đang lăn tăn liệu có nên bỏ công sức học tiếng Đức hay tiếng Anh thì câu trả lời là: Đừng do dự nữa! Hãy đi ngay đến trung tâm hoặc đăng kí một khóa học online và cải thiện cả tiếng Anh hoặc tiếng Đức của mình đi nào. Bạn sẽ không phải hối hận với quyết định này đâu!

Kỹ năng mềm

Các kỹ năng mềm như năng lực liên văn hóa, giao tiếp, làm việc nhóm, EQ, vân vân luôn đóng một vai trò rất quan trọng khi đi xin việc. Mặc dù các kỹ năng này không thực sự liên quan đến kỹ năng chuyên môn. Các nhà tuyển dụng vẫn dựa trên các kỹ năng này để đánh giá tính cách và cách ứng xử của bạn khi đối mặt với các vấn đề khác nhau trong công việc.

Tương tự như kiến thức chuyên môn. Kĩ năng mềm cũng có thể được rèn luyện thông qua các buổi workshop hoặc luyện tập. Bạn nên tham gia nhiều buổi workshop trong thời gian rảnh và cả trong thời gian tìm việc để có được sự chuẩn bị toàn diện tốt nhất.

Bài học rút ra

  • Hãy bắt đầu tìm việc từ sớm, trễ nhất là 4 tháng trước khi tốt nghiệp!
  • Hãy hiểu rõ hơn về bản thân để đưa ra định hướng tốt nhất!
  • Đừng giới hạn cơ hội – hãy nhìn xa trông rộng!
  • Hãy tận dụng các dịch vụ hỗ trợ sinh viên ở trường!
  • Hãy tận dụng các ngày hội việc làm và các dịch vụ do các công ty tìm kiếm việc làm cung cấp!
  • Đến thời điểm này thì tiếng Đức và tiếng Anh của bạn phải ở mức rất tốt rồi đấy! Hãy đăng kí một vài khóa học khi còn ngồi trên ghế nhà trường nhé!

AMEC hy vọng với những thông tin trong bài viết này sẽ giúp các bạn phần nào hình dung được những việc mình cần chuẩn bị để có thể có cơ hội tìm kiếm và xin thành công công việc như bạn mong muốn nhé!

Theo: EDUBAO

 






 

Hoặc liên hệ Hotline:

  • AMEC Hà Nội  (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
  • AMEC Đà Nẵng    (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
  • AMEC Hồ Chí Minh  (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388

Facebook: https://www.facebook.com/toididuhoc



Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

(*)

Có thể bạn quan tâm:

Tin du học nổi bật

Tin du học Mới Nhất

Đăng ký tư vấn miễn phí