HÀ NỘI

(024) 3 941 1891/2 - 0914 863 466

ĐÀ NẴNG

(023) 6 396 7776 - 091 608 2128

HỒ CHÍ MINH

(028) 6261 1177 - 0909 171 388

6 mẹo tăng trình độ giao tiếp tiếng anh

Có thể bạn nhớ được vô số từ vựng và thuộc lòng tất cả ngữ pháp cần thiết để bắt đầu một cuộc hội thoại, nhưng bạn vẫn bối rối không biết phải diễn đạt điều mình muốn nói ra sao.

 Rất nhiều lí do khiến vấn đề này xảy ra, nhưng trong đó có một số lí do vô cùng phổ biến. Bài viết này sẽ đưa ra các cách để bạn có thể vượt qua trở ngại này và tự tin hơn với khả năng giao tiếp của bản thân.

giao tiep tieng anh

 1. Giảm tốc độ nói

Bạn có thể phát biểu rất hùng hồn khi nói tiếng Việt nhưng lại trở nên ấp úng khi phải giao tiếp bằng tiếng Anh. Thậm chí với những người mới ở giai đoạn đầu học tiếng Anh, họ thường không dám lên tiếng bởi sợ sẽ mắc phải các lỗi sai.

 Để khắc phục vấn đề này, bạn cần giảm tốc độ nói của bản thân. Việc bạn nói chậm hơn nhưng rõ ràng và dễ hiểu chẳc  chắn sẽ được người đối diện đánh giá cao hơn. Các nhà diễn thuyết cũng tuân thủ nguyên tắc này khi muốn truyền tải thông điệp của họ tới người nghe. Lựa chọn từ ngữ thích hợp nhưng dễ hiểu sẽ khiến người nghe cảm nhận được sự tôn trọng từ bạn.

2.  Dành thời gian suy nghĩ

Đôi khi bạn lo lắng rằng người đối diện sẽ thiếu kiên nhẫn và yêu cầu bạn nói càng nhanh càng tốt.

Tuy nhiên, điều này thường không đúng, bởi mọi người luôn mong muốn nhận được câu trả lời sau khi bạn suy nghĩ kĩ thay vì những câu trả lời nóng vội. Hãy thoải mái hơn với bản thân.

Ngoài ra, bạn có thể chuẩn bị cho mình những cụm từ đệm thường được sử dụng khi cần giữ im lặng.

VD:

“Why is there so much violence on TV? That’s a good question. Let me think for a moment, I haven’t really thought about it before. Well, I suppose…”

Người nói đã có thể kéo dài thêm thời gian suy nghĩ của mình bằng việc lặp lại câu hỏi và thêm một số câu ngắn, từ đệm một cách tự nhiên. Nếu làm được điều này, câu nói của bạn chắc chắn sẽ trở nên trôi chảy hơn, bạn không còn cảm thấy áp lực về việc phải nói gì đó trước khi sẵn sàng trả lời vào ý chính.

Các câu ngắn và từ đệm đó có thể là dạng động từ, thành ngữ (idiom), cụm từ thường đi cùng nhau (collocation) như:

  • During the day
  • In the meantime
  • It’s been a long time since
  • Sorry to bother/trouble you, but…
  • Would you mind if…?
  • Oh, come on!
  • I’m just kidding!
  • For what it’s worth,…
  • To be right/wrong about
  • Tit for tat/an eye for an eye, a tooth for a tooth

3. Học câu hoàn chỉnh

Trong lúc học từ, hãy cố gắng ghi nhớ một vài câu hoàn chỉnh có thể sử dụng cùng từ vựng đó. Đôi khi bạn sẽ cần dùng đến chúng bởi không thể thay thế bằng một kiểu câu khác. Tuy nhiên, khi học từ vựng, mọi người có xu hướng chỉ học nghĩa của từ đó mà bỏ qua ngữ cảnh vào cách áp dụng chúng.

Thậm chí, khi học được các dạng câu này, bạn sẽ không còn cần lo lắng về ngữ trong khi giao tiếp.

VD:

to appreciate = to recognize the value of something/somebody

I think it’s necessary to feel appreciated in a relationship/ at work.

I appreciate all your hard work.

4.  Học cách lắng nghe

Trong khi giao tiếp, người học thường quá chú tâm tới cách họ nói và đánh giá độ đúng sai của câu và quên đi sự cần thiết của việc nghe người khác nói. Đây là một sai lầm lớn bởi có thể bạn sẽ cần sử dụng lại chính những từ mà người đối diện đã nhắc đến để có thể đối đáp lại. Vì thế, hãy chú ý lắng nghe những người xung quanh, đó chính là nguồn thông tin quan trọng khi bạn giao tiếp.

5.  Đặt câu hỏi

Giao tiếp là quá trình trao đổi hai chiều, vì thế nếu bạn không đưa ra thêm các câu hỏi, họ sẽ nghĩ rằng bạn không hề hứng thú với cuộc nói chuyện. Vậy khi không biết phải nói gì thêm, hãy nhớ tới một số câu sau:

What are your views on that?

How about you? What do you think?

Why do you think there’s so much violence on TV?

Những dạng câu hỏi này sẽ kéo dài cuộc nói chuyện và thể hiện rằng bạn hứng thú với ý kiến của người đối diện. Việc này đòi quá trình luyện tập lâu dài, vì vậy hãy đảm bảo bạn biết cách đặt câu hỏi một cách tế nhị.

6.  Luyện tập, luyện tập và luyện tập

Như đã nói ban đầu, bạn có thể nắm chắc rất nhiều từ vựng và cấu trúc ngữ pháp nhưng lại không biết cách sử dụng chúng. Việc giao tiếp là một hình thức diễn đạt. Mục đích khi học tiếng Anh là có khả năng diễn đạt ngôn ngữ  tốt và luyện tập là điều vô cùng quan trọng để nâng cao trình độ bản thân.

Luyện kĩ năng viết cũng là một cách luyện khả năng diễn đạt. Nó giúp bạn làm quen với cách sử dụng và các quy tắc của tiếng Anh. Sau đó, những kĩ năng này sẽ tác động ngược lại tới khả năng giao tiếp của bạn.

Ngoài ra, việc có khả năng nói tốt sẽ không thể thành hiện thực nếu bạn không luyện tập thường xuyên. Cần sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp thường xuyên để cải thiện phản xạ, cách diễn đạt và ngữ điệu của bản thân. Hãy tìm kiếm cơ hội giao tiếp với người nước ngoài bằng cách tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh, sử dụng các trang web giao lưu, học tiếng hay tham gia các khoá học.

Nguồn: myenglishteacher.eu

Facebook: https://www.facebook.com/toididuhoc

 






 

Hoặc liên hệ Hotline:

  • AMEC Hà Nội  (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
  • AMEC Đà Nẵng    (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
  • AMEC Hồ Chí Minh  (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388

Facebook: https://www.facebook.com/toididuhoc



Từ khóa:

Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

(*)

Có thể bạn quan tâm:

Tin du học nổi bật

Tin du học Mới Nhất

Đăng ký tư vấn miễn phí