HÀ NỘI

(024) 3 941 1891/2 - 0914 863 466

ĐÀ NẴNG

(023) 6 396 7776 - 091 608 2128

HỒ CHÍ MINH

(028) 6261 1177 - 0909 171 388

Du học từ cấp 1: Đầu tư cao, rủi ro lớn

Hấp thụ nền giáo dục tiên tiến ngay từ giai đoạn đầu tiên của quá trình trang bị kiến thức là một nền tảng thuận lợi nhưng thật oái oăm, đây cũng có thể là cơ sở hình thành nên tính cách “méo mó” của trẻ em Việt Nam.

Chiến lược giáo dục từ bé

“Trường Quốc tế Tề Lỗ thuộc thành phố Tế Nam, Sơn Đông, Trung Quốc, chuyên đào tạo học sinh quốc tế, tuyển học sinh từ 6 – 22 tuổi, từ cấp 1 – cấp 3 và dự bị đại học. Trường có giáo viên người Việt trực tiếp quản lý học sinh Việt Nam…”. Nhiều người thấy bất ngờ khi đọc mẫu quảng cáo này.

Với nền kinh tế phát triển và điều kiện liên lạc như hiện nay, đưa con ra nước ngoài du học không còn là chuyện lạ, nhưng du học ngay từ cấp đầu tiên lại là chuyện khác.

Chỉ cần dạo một vòng quanh các triển lãm du học Singapore, New Zealand, Trung Quốc… được tổ chức trong tháng Bảy vừa qua, không quá khó để tìm thấy các gian trưng bày và giới thiệu của một số trường tiểu học và trung học. Sự có mặt của các trường, tất nhiên xuất phát từ nhu cầu của phụ huynh.

Trên các diễn đàn dành cho phụ huynh, những chủ đề về đưa con đi du học ngay từ cấp 1 hiện đang được bàn luận sôi nổi nhất. Chị Phương Mai, ngụ tại Cư xá Đô Thành, TP.HCM, kể lại, vừa qua, gia đình chị có gửi con, năm học mới này lên lớp bốn, sang Singapore tham dự khóa học tiếng Anh ngắn hạn.

Sau đó, khi vợ chồng chị sang Singapore đón con về để tiện thể quan sát môi trường giáo dục mà con mình đã được thụ hưởng thì mới biết, khá nhiều phụ huynh đã mạnh dạn gửi con sang Singapore theo học hẳn chương trình tiểu học, chứ không chỉ là các khóa đào tạo ngắn ngày.

“Vẫn biết con còn quá nhỏ, khó có thể đi học xa nhà nhưng quả thực, môi trường tự nhiên, xã hội và đặc biệt là nền giáo dục tiên tiến ở nước ngoài đã hấp dẫn vợ chồng tôi”, chị chia sẻ. Không bị thuyết phục bởi thực tế, nhưng do có người thân đang sống tại Mỹ, sẵn sàng chăm sóc giúp con mình, nên anh Hoàng Long, thành viên sáng lập một công ty in bao bì nổi tiếng, cũng nghĩ đến việc cho con xuất ngoại.

Anh nhận định: “Nếu được học ở nước ngoài ngay từ nhỏ, con mình sẽ sử dụng tiếng Anh không khác tiếng mẹ đẻ, tư duy khoa học cũng tốt hơn, không nặng về lý thuyết như ở Việt Nam”.

Công ty TNHH Một thành viên Đức Tú (DTU), đơn vị thực hiện việc đưa học sinh nhỏ tuổi sang các nước du học, cho biết, nhu cầu gửi học sinh dưới 18 tuổi sang Singapore học tiểu học, trung học ngày càng tăng.

Hệ thống giáo dục mà phụ huynh chọn cũng rất đa dạng, gồm: hệ thống quốc tế, tư thục, công lập, luyện thi vào công lập, và mục tiêu của họ là cho con em theo học hệ thống giáo dục chất lượng của Mỹ, Anh để sau này có thể thuận lợi trong việc chuyển tiếp lên học đại học tại hai quốc gia này.

“Quốc tế hóa” tính cách

Xuất phát từ ước mơ và khát vọng con mình sẽ có một tương lai “chuẩn”, các bậc phụ huynh mới có ý định đưa con đi du học. Thế nhưng, trên các diễn đàn, ý kiến phản đối vẫn chiếm đa số bởi mức độ rủi ro là khá cao.

Tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn phân tích, dù đã trải qua giai đoạn hình thành nhân cách (3 – 6 tuổi), nhưng từ 6 – 11 tuổi, trẻ sẽ làm chủ những kỹ năng cơ bản như đọc, viết và tính toán, bên cạnh đó trẻ cũng bắt đầu tiếp xúc với thế giới rộng lớn chứa đựng những khía cạnh văn hóa.

Như vậy, đây chính là giai đoạn hình thành nên bản sắc dân tộc trong mỗi con người. Tiếp xúc với đời sống, văn hóa phương Tây, chắc chắn trẻ em sẽ hấp thụ toàn bộ nền văn hóa đó.

Quan sát những học sinh đang học tại các trường tiểu học, trung học quốc tế tại Việt Nam có thể thấy, hội chứng “quốc tế hóa” đang xảy ra bởi trẻ về nhà chỉ nói chuyện với bố mẹ bằng tiếng Anh, ăn hambuger, khoai tây chiên và thích ở trong phòng riêng đóng kín cửa. Sang nước ngoài, sự khác biệt này còn rõ rệt gấp bội.

Chị Bích Ngọc, giáo viên Trường tiểu học quốc tế Á Châu, cho biết: “Hiện nay, dù các trường đều chú ý đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh, nhưng phải thừa nhận rằng, ở trường học sinh chỉ được dạy kiến thức chứ không được rèn nhân cách, nghị lực hay khơi gợi lòng thương người… Việc này chỉ có cha mẹ mới có thể làm được, vì ở bên cạnh uốn nắn các em hằng ngày”.

Chưa kể, dù có sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin liên lạc, nhưng khoảng cách địa lý cũng là một hạn chế lớn đối với việc chăm sóc con trong những trường hợp cần thiết. Nên nhớ, con cái có thể cảm nhận tình cảm cha mẹ dành cho chúng thông qua sự quan tâm, lo lắng của họ, nhất là khi chúng sống xa nhà. “Sang Úc học từ năm lớp Sáu, tôi đã tự đương đầu với rất nhiều chuyện xảy ra, để rồi trở nên già trước tuổi.

Thay vì là một thằng nhóc còn rất vô tư, thì tôi đã trở thành một người tính toán…”, lời tâm sự của Negi, một du học sinh đang học tại xứ sở của những chú chuột túi, có đáng để những bậc phụ huynh đang quá kỳ vọng vào tương lai của con khi cho con ra nước ngoài quá sớm suy nghĩ?

Theo giaoduc.edu.vn






 

Hoặc liên hệ Hotline:

  • AMEC Hà Nội  (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
  • AMEC Đà Nẵng    (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
  • AMEC Hồ Chí Minh  (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388

Facebook: https://www.facebook.com/toididuhoc



Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

(*)

Có thể bạn quan tâm:

Tin du học nổi bật

Tin du học Mới Nhất

Đăng ký tư vấn miễn phí