HÀ NỘI

(024) 3 941 1891/2 - 0914 863 466

ĐÀ NẴNG

(023) 6 396 7776 - 091 608 2128

HỒ CHÍ MINH

(028) 6261 1177 - 0909 171 388

Gợi ý cho bài toán nhân lực CNTT Việt Nam

Được nhìn nhận là động lực cho những bước đi trong tương lai nhưng nguồn nhân lực CNTT hiện nay lại chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tế. Xoay quanh chủ đề này, phóng viên VTV.vn đã cuộc trao đổi với ông Raghavan, chủ tịch của Học viện đào tạo CNTT NIIT.

Ông có thể chia sẻ một vài nhận xét về sinh viên Việt Nam qua những lần ông tiếp xúc thực tế với các bạn SV?

Ông G.Raghavan: Điều đầu tiên là các bạn trẻ rất ham học. Thứ hai là các bạn rất thông minh. SV Việt Nam tiếp nhận các kiến thức CNTT mới rất nhanh chóng và dễ dàng. Tôi nghĩ tương lai cho nguồn nhân lực IT Việt nam là rất sáng sủa. Việt Nam sẽ tạo ra sự khác biệt đồng thời nắm giữ lợi thế cạnh tranh với việc gia tăng nguồn nhân lực CNTT nữa trong những năm tới. Tuy nhiên chỉ có một điều, các bạn trẻ Việt Nam nên chú ý học ngoại ngữ, thêm nữa là các kỹ năng về CNTT.

Ngành CNTT Ấn Độ có xuất phát điểm không cao nhưng hiện nay nguồn nhân lực CNTT Ấn Độ đã không chỉ đáp ứng được nhu cầu của các DN trong nước mà còn cho các tập đoàn lớn trên thế giới. Đâu là kinh nghiệm ở Ấn Độ và có bài học nào có thể áp dụng vào VN hiện nay?

Ông G.Raghavan: Điều đầu tiên là chúng tôi tập trung mọi nguồn lực để giải bài toán con người, tìm ra những tài năng cho ngành CNTT. Hiện nay ở Việt Nam chỉ có khoảng hơn 100 ngàn người làm trong lĩnh vực CNTT nói chung, trong khi ở Ấn Độ con số này là vào khoảng 2.5 triệu. Tại sao chúng tôi làm được điều này? Việc đào tạo trong các trường Đại học thôi chưa đủ. Chúng ta phải tập trung tối đa mọi nguồn lực cho đào tạo. Các nguồn lực này không chỉ đến từ các trung tâm đào tạo mà còn đến từ các trường đại học, cao đẳng và từ nhiều phía trong xã hội. Chúng tôi thiết lập tất cả các mối quan hệ cho các nguồn lực để tập trung vào mục tiêu duy nhất, đào tạo con người.

Hiện nay việc đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam chủ yếu được thực hiện ở các trường Đại học. Trong khi lại có một khoảng cách khá lớn giữa các trường ĐH với thực tế công việc tại các DN? Theo ông, làm thế nào để có thể rút ngắn khoảng cách đó?

Ông G.Raghavan: Dựa vào nhu cầu của người học, xem mục đích hay mong muốn của họ là gì khi khóa học kết thúc. Có những khóa học ngắn hạn, khóa học dài hạn. Như sinh viên khi vào các trường Đại học, họ có thời gian để tham gia một khóa học dài hạn, với mục tiêu dài hạn cho công việc sau này. Nhưng cũng sẽ có những khóa học ngắn hạn cung cấp những kiến thức cơ bản để người học có thể bắt kịp ngay với thực tế công việc. Có rất nhiều lựa chọn cho người học và ngay cả khi tốt nghiệp ĐH, bạn vẫn có thể tham gia thêm những khóa học để bổ sung các kỹ năng khác trước khi bước vào công việc thực sự.

Hơn 10 năm qua, CNTT VN đã đạt được rất nhiều thành tựu song nhân lực dường như vẫn là bài toán khó. Dưới góc độ của một chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, ông có gợi ý cho bài toán này ở Việt Nam?

Ông G.Raghavan: Dựa trên thực tế của ngành IT Việt Nam, có hai điều tôi nghĩ các bạn nên làm: thứ nhất là Tập trung cho đào tạo. Thứ hai là chúng ta cần sự hỗ trợ của Chính phủ cho các trường đại học để họ có thể đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng nhằm giúp sinh viên sau khi ra trường có thể tiếp cận ngay với thực tế…

Một điều tôi muốn nói thêm, CNTT là lĩnh vực rộng lớn vì vậy Việt Nam nên tìm ra một hướng để tập trung đào tạo hay đầu tư. Tôi ví dụ như điện toán đám mây. Điện toán đám mây là một trong những công nghệ mới nhất hiện nay. VN có thể là nơi phát triển của điện toán đám mây, cung cấp những hạ tầng tốt nhất cho điện toán đám mây vì vậy chúng ta cần có những con người dẫn đầu về điện toán đám mây. Đó chỉ là một ví dụ. Điều tôi muốn nói là thay vì đầu tư dàn trải, chúng ta nên tập trung vào một vài lĩnh vực mà chúng ta có thể đi đầu.

Xin cảm ơn ông!






 

Hoặc liên hệ Hotline:

  • AMEC Hà Nội  (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
  • AMEC Đà Nẵng    (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
  • AMEC Hồ Chí Minh  (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388

Facebook: https://www.facebook.com/toididuhoc



Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

(*)

Có thể bạn quan tâm:

Tin du học nổi bật

Tin du học Mới Nhất

Đăng ký tư vấn miễn phí