HÀ NỘI

(024) 3 941 1891/2 - 0914 863 466

ĐÀ NẴNG

(023) 6 396 7776 - 091 608 2128

HỒ CHÍ MINH

(028) 6261 1177 - 0909 171 388

Cách dạy con “không giống ai” của người Đức

Nước Đức nổi tiếng là cái nôi của các thiên tài, nhà khoa học, nhà sáng chế…. Trong đó phải kể đến nhà bác học lỗi lạc người Đức như Albert Einstein, Johann Goethe, Ludwig van Beethoven…. Điều này được tạo nên phần lớn nhờ hệ thống giáo dục vào top 1 thế giới. Bên cạnh đấy, để đạt được những thành tựu như bây giờ, việc giáo dục trẻ em ngay từ thủa nhỏ ở Đức, đóng vai trò vô cùng quan trọng. Cùng Amec khám phá cách dạy con lạ lùng, không hề giống ai của người Đức nhé!

1. Dạy trẻ cách tự lập từ khi còn nhỏ

Ở Đức, ngay từ nhỏ, trẻ em được dạy về tính tự lập. Đa số bố mẹ người Đức tận dụng mọi cơ hội để tập cho con đức tính này. Ngay từ khi chúng có khả năng nhận thức. Ví dụ như khi một đứa trẻ bị ngã. Nếu không phải là trường hợp nghiêm trọng thì bố mẹ hoặc người xung quanh sẽ không lập tức đỡ đứa trẻ đó dậy. Họ để cho nó có thời gian tự đứng lên, tự phủi tay chân hoặc quần áo của mình. Sau đó, bố mẹ sẽ giúp trẻ hiểu ra lý do mình bị ngã để trẻ có thể tránh được tình huống này về sau.

Trong việc nhà, bố mẹ luôn cho phép con cái của mình tự giác. Ví dụ như các con sẽ có một căn phòng riêng và phải tự chịu trách nhiệm. Khi giặt quần áo, họ cho phép con tự bỏ quần áo của mình vào máy. Hay khi dọn dẹp nhà cửa, họ sẽ cho mình tự lau 1 khu vực. Những việc nhỏ nhặt khác như dọn đồ chơi, hút bụi…. trẻ đều được tự làm, mà không cần sự giúp đỡ của người khác.

Vui chơi là chính – học là phụ

Nền giáo dục ở phương Tây, đặc biệt là giáo dục ở Đức đều chú trọng về phát triển con người cho trẻ em trước khi dạy chúng viết văn hay làm toán. Bởi vậy phương châm “vui chơi là chính – học là phụ” trong trường hợp này hoàn toàn đúng.

Các trường mầm non không tập trung vào các môn học thuật hay tập đọc. Trẻ con dành thời gian cho việc chơi và học các kỹ năng xã hội. Ngay cả khi vào tiểu học, việc học thuật cũng không hề nặng. Trẻ được dạy cắt dán, vẽ tranh, chơi thể thao hoặc tham gia vào các buổi hoạt động ngoại khóa. Các bậc phụ huynh và giáo viên luôn muốn trẻ phát triển đầy đủ về thể chất và trí tuệ trước khi chúng tiếp thu khối lượng kiến thức khổng lồ ở các cấp học cao hơn.

Cách học này lại đem lại hiệu quả không ngờ. Dựa theo đánh giá năm 2012, trẻ 15 tuổi tại Đức đọc, làm toán và nghiên cứu khoa học hơn hẳn mức trung bình trên thế giới. Ở Đức, một đứa trẻ có thể chưa biết 5 cộng 5 bằng mấy nhưng lại biết có bao nhiêu hành tinh quay xung quanh mặt trời, biết được tòa nhà cao nhất thế giới nằm ở đâu hoặc loài động vật có vú nào nặng nhất, … Khi một đứa trẻ dần trưởng thành thì lượng kiến thức đó cũng được tích lũy lớn dần lên theo thời gian.

2.Ưu tiên hoạt động ngoài trời. Yêu động vật và bảo vệ thiên nhiên

Đối với người Đức, chẳng có gì gọi là thời tiết xấu, chỉ là quần áo không phù hợp. Ở trường hay ở nhà, mùa đông hay mùa hè, nóng hay lạnh, trẻ cũng được khuyến khích vận động ngoài trời. Cha mẹ Đức cực kỳ coi trọng việc ra ngoài hít thở không khí, vận động, khám phá…..Trước khi dạy trẻ về những tình yêu lớn lao hơn. Bố mẹ thường dạy con cách yêu thương động vật và bảo vệ thiên nhiên. Điều này giúp trẻ có thể làm quen cũng như hiểu được tầm quan trọng của thiên nhiên trong cuộc sống. Ở Đức, chúng ta có thể thường xuyên bắt gặp bắt gặp hình ảnh bọn trẻ chơi với con sâu, con chuột hay thậm chí là nuôi nòng nọc trong bể cá, sau khi nọc lớn lên thì thả chúng ra ngoài tự nhiên.

Đi đôi với việc bảo vệ động vật, bố mẹ cũng dạy con mình cách bảo vệ môi trường ngay từ khi còn bé. Đơn giản như dạy trẻ con phân loại rác và không bao giờ được phép vứt rác bừa bãi. Ngay cả khi đi ra ngoài chơi mà không có thùng rác thì bọn trẻ cũng nên mang rác về theo và vứt vào thùng rác nhà mình.

3. Không quát mắng trẻ nhỏ. Không tùy tiện tán thưởng con

Khác với nhiều nước khác như Việt Nam. Ở Đức, bố mẹ thường kiên nhẫn, không quát mắng trẻ nhỏ. Không hề có cảnh trẻ con khóc lóc, bám bố mẹ. Càng không có cảnh bố mẹ dỗ dành, khen thưởng con. Trẻ con tại Đức, từ những em bé hai tuổi đã có ý thức kỷ luật và tự lập. Khi trẻ con mắc lỗi hoặc không nghe lời, chúng thường sẽ bị phạt như: không được xem ti vi, không được ăn đồ ngọt, không được đi chơi thay vì bị quát mắng hoặc bị đánh. Cách giáo dục này giúp bọn trẻ có đủ thời gian và không gian suy xét bản thân. Đồng thời chúng sẽ dần hình thành thói quen cân nhắc trước và sau khi làm một việc gì đó.

Trẻ em tại Đức được tôn trọng như những người lớn độc lập và có ý thức. Vào thời gian rảnh bố mẹ thường đọc sách hoặc kể chuyện cho trẻ nghe. Qua những câu chuyện hoặc quyển sách này, trẻ tiếp thu thêm được nhiều bài học cũng như cách ứng xử trong cuộc sống.

4. Không áp đặt mà để bé lựa chọn

Dạy con tự lập từ bé – nên người Đức không áp đặt. Thay vào đó để bé tự do lựa chọn những gì bé muốn. Ví dụ từ khi bé nhỏ, ngay trong bữa ăn, trẻ được tự phép quyết chúng ăn gì và uống gì, bố mẹ không ép bé. Khi lớn lên, bé có thể tự chọn quần áo bé muốn mặc, vật chúng muốn nuôi, hay ngành học sau này.

Người Đức nhìn nhận khả năng của con theo cái mà chúng có chứ không nhìn sang con người khác để so sánh và áp lực với con. Đối với họ, mỗi đứa trẻ đều có ưu nhược điểm riêng.Cách giáo dục này thể hiện sự tôn trọng của bố mẹ dành cho các bé, qua đó trẻ con cũng học được cách tôn trọng bố mẹ và mọi người, đồng thời nhận thức và tinh thần trách nhiệm của trẻ cũng được thúc đẩy phát triển.

5. Để trẻ đi một mình đến mọi nơi và dạy bé những quy tắc xử lý khi nguy hiểm

Hầu hết trẻ đều đi bộ đến trường mà không cần bố mẹ đưa đón. Trẻ cũng có thể tự đi chơi ở quanh khu vực mình sống. Một số bé còn có thể đi tàu 1 mình. Tất nhiên, bố mẹ Đức cũng lo ngại về sự an toàn. Tuy nhiên, trẻ tại Đức được giáo dục từ rất sớm về những quy tắc khi gặp nguy hiểm.

Ở Đức, trẻ em được học bơi từ rất sớm, bắt đầu khoảng từ khi đi nhà trẻ. Đến tiểu học, trường học sẽ tổ chức các buổi học bơi bắt buộc cho học sinh, vì vậy phần lớn trẻ em Đức đều biết bơi. Đây là một trong những quy tắc xử lý nguy hiểm mà trẻ em ở Đức được dạy từ khi còn bé. Ngoài việc học tập, trẻ còn được các thầy cô giáo và bố mẹ hướng dẫn cách xử lý khi có đám cháy, khi bố mẹ không có ở nhà, khi có người lạ đột nhập …

Khi trẻ đã có khả năng ghi nhớ, chúng thường được dạy phải nhớ tên đầy đủ của bố mẹ, người thân trong gia đình, địa chỉ nhà và các số điện thoại cứu hộ trong trường hợp cần thiết. Vì vậy khi không có bố mẹ ở bên cạnh, bọn trẻ cũng có thể tự xoay xở, giải quyết được.

Đó là cách nuôi dạy con khác biệt và có phần lạ lùng của các bà mẹ Đức. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần phát triển một đất nước và con người đầy tính kỷ luật như chúng ta thấy hiện nay

Thường xuyên theo dõi AMEC để được cập nhật những thông tin mới thú vị về nước Đức cũng như các chương trình và lộ trình du học ở Đức nhé!

Hoặc liên hệ Hotline:

  • AMEC Hà Nội  (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
  • AMEC Đà Nẵng    (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
  • AMEC Hồ Chí Minh  (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388

Facebook: https://www.facebook.com/toididuhoc

 






 

Hoặc liên hệ Hotline:

  • AMEC Hà Nội  (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
  • AMEC Đà Nẵng    (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
  • AMEC Hồ Chí Minh  (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388

Facebook: https://www.facebook.com/toididuhoc



Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

(*)

Có thể bạn quan tâm:

Tin du học nổi bật

Tin du học Mới Nhất

Đăng ký tư vấn miễn phí