HÀ NỘI

(024) 3 941 1891/2 - 0914 863 466

ĐÀ NẴNG

(023) 6 396 7776 - 091 608 2128

HỒ CHÍ MINH

(028) 6261 1177 - 0909 171 388

Đức vật lộn với bài toán thiếu hụt lao động

Một nghiên cứu mới của Viện Kinh tế Đức (IW) cho biết năm 2021, có khoảng 63.000 vị trí tuyển dụng bị bỏ trống, chiếm 12% tổng số vị trí tuyển dụng hiện có.. Việc nước Đức thiếu hụt lao động ngành nghề trong nhiều lĩnh vực có thể mở ra cơ hội cho lao động Việt Nam mong muốn sinh sống, học tập và làm việc tại Đức. Cùng Amec tìm hiểu rõ vấn đề này trong bài viết dưới nhé!

Lực lượng lao động nước Đức sẽ giảm hơn 300.000 người trong năm nay, do số người nghỉ hưu vượt quá số người trẻ tuổi tham gia thị trường lao động.

Chính phủ nước Đức mới đây cho biết muốn thu hút 400.000 lao động lành nghề từ nước ngoài mỗi năm. Đây là một phần trong những nỗ lực của nước này để giải quyết tình trạng mất cân bằng nhân khẩu học và vấn đề thiếu hụt lao động trong các lĩnh vực quan trọng, vốn là nguy cơ làm giảm khả năng phục hồi kinh tế nước Đức hậu đại dịch Covid 19.

Tình trạng thiếu hụt lao động tay nghề cao trên thị trường lao động Đức đang quay trở lại. Nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp đối với các kỹ sư, kỹ thuật viên trình độ cao ngày càng tăng. Một báo cáo phân tích của Viện Kinh tế Đức (IW) cho thấy, nhu cầu tuyển dụng lao động trình độ cao, đặc biệt là tại những doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ, đang tăng lên nhanh chóng. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2020 do đại dịch COVID-19, nhu cầu này hiện đã trở lại ngang bằng mức trung bình những năm trước khủng hoảng.

Theo báo cáo của IW, nhu cầu lao động trình độ cao tăng lên trước hết là do nền kinh tế Đức đang đẩy mạnh phát triển lĩnh vực số hóa và hướng tới các mục tiêu khí hậu mới. Cùng với đó, sự thay đổi cơ cấu nhân khẩu học (già hóa dân số tăng nhanh) cũng làm gia tăng tình trạng thiếu hụt nhân lực trẻ, trình độ cao.

Với những ngành nghề cần tuyển lao động tốt nghiệp đại học trở lên và chuyên gia công nghệ thông tin, nhu cầu hiện tại gần như đã ngang bằng với nhu cầu bình quân của các năm trước khủng hoảng. Theo một nghiên cứu khác, trong tháng 4/2021 các doanh nghiệp ở Đức có nhu cầu tuyển dụng tổng cộng 360.000 nhân lực trong những lĩnh vực cần lao động trình độ cao. Trong khi, theo tính toán của các chuyên gia nghiên cứu, có tổng cộng khoảng 228.000 lao động đang thất nghiệp.

Tuy nhiên, không phải tất cả những người thất nghiệp này đều đáp ứng đủ tiêu chuẩn tuyển dụng của doanh nghiệp, nên theo các chuyên gia nghiên cứu, thực tế các doanh nghiệp đang thiếu hụt khoảng 145.000 lao động trình độ cao mà chưa có nguồn tuyển chọn, nhiều hơn gần 40.000 người so với tháng 9/2020.

Ngoài bối cảnh hiện tại, sự thiếu hụt lao động trong tương lai có thể sẽ còn lớn hơn vì đến năm 2030, khoảng hơn 330.000 lao động lành nghề phải về hưu do vấn đề tuổi tác, trong khi số lượng lao động thay thế chưa thể đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Sau nhiều thập kỷ ghi nhận tỷ lệ sinh thấp, lực lượng lao động ngày càng giảm đã gây ra sức ép cho hệ thống lương hưu của Đức. Theo đó, số lượng lao động ít hơn phải gánh nhiệm vụ trả lương cho số lượng ngày càng nhiều những người nghỉ hưu có tuổi thọ cao.

Riêng trong ngành nghề thủ công, Hiệp hội Thủ công Đức (ZDH) cho biết hàng năm thiếu đến 20.000/150.000 suất học nghề, do không đủ số học sinh tốt nghiệp phổ thông đăng ký học nghề, trong khi xu hướng học đại học có chiều hướng gia tăng. Theo nghiên cứu của Viện Bertelsmann Stiftung, trong 40 năm tới, Đức sẽ cần mỗi năm ít nhất 260.000 người nhập cư mới giải quyết được tình trạng thiếu lao động, 146.000 từ các nước ngoài EU và 114.000 từ thành viên EU, cụ thể như sau: đến 2035, mỗi năm nước Đức cần 98.000 người nhập cư từ các nước ngoài EU; đến năm 2050, mỗi năm nước Đức cần thêm 170.000 người; đến năm 2060, mỗi năm nước Đức cần thêm 200.000 người.

Trong các ngành nghề y tế như hộ lý, y tá, điều dưỡng viên tại các cơ sở y tế, nhà dưỡng lão, tình trạng thiếu hụt lại càng trầm trọng. Theo Công đoàn Đức Verdi, hiện toàn nước Đức thiếu khoảng 700.000 điều dưỡng cùng 40.000 người tại nhiều vị trí khác. Đến 2030, riêng ngành này cần đến 200.000 lao động, song không ai biết số lao động này đến từ đâu. Từ năm 2018, Chính phủ Đức đã thông qua Đề án hỗ trợ cho ngành điều dưỡng 660 triệu euro và bổ sung thêm 330 triệu Euro từ năm 2019, song đó chỉ là “muối bỏ biển”.

Từ sau bầu cử Liên bang 2017, tình trạng thiếu hụt lao động trong ngành điều dưỡng trở thành chủ đề nóng nhất mọi diễn đàn Đức. Chính phủ Đức cũng nhanh chóng đưa ra nhiều biện pháp, song chưa được như ý muốn và cần các giải pháp quyết liệt, hiệu quả hơn.

Cho đến hiện tại, thị trường việc làm của Đức bị ảnh hưởng khá nhiều do ảnh hưởng của đại dịch Covid. Tình trạng thiếu nguồn nhân lực đặc biệt trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, điều dưỡng, giáo dục và dịch vụ. Lao động nhập cư – chìa khóa cho tương lai thành công của nước Đức, trong việc giữ vững khả năng cạnh tranh của mình. Trang Infomigrants trích dẫn một nghiên cứu kinh tế mới cho thấy lao động nhập cư đã chiếm đến 1/4 số lao động trong một số ngành tại Đức

Với Việt Nam, trong các chuyến thăm của Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier đầu năm, cũng như chuyến thăm của Thủ hiến bang Thüringen, Bộ trưởng Kinh tế các bang Mecklenburg-Vorpommern, Rheinland-Pfalz, Sachsen, Sachsen-Anhalt, phía Đức đều bày tỏ sự quan tâm đối tới việc duy trì quan hệ hợp tác lao động với Việt Nam, xuất phát từ kinh nghiệm tốt đẹp trước kia với Cộng hòa Dân chủ Đức và từ sự hội nhập tốt của cộng đồng Việt Nam đang sinh sống ở Đức. Trước những thách thức và những vấn đề nan giải nói trên, bạn hoàn toàn có cơ hội để đạt được những trải nghiệm du học, làm việc và định cư tại CHLBĐ – Nền kinh tế lớn nhất Châu Âu.

AMEC NÂNG TẦM ƯỚC MƠ CỦA BẠN!

Để biết thêm thông tin các bạn vui lòng đăng kí theo form bên dưới hoặc gọi điện tới Hotline: 0919784299/ 0917074677 để tìm hiểu những thông tin cụ thể và để chuyên gia AMEC liên lạc và tư vấn trực tiếp nhé!






 

Hoặc liên hệ Hotline:

  • AMEC Hà Nội  (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
  • AMEC Đà Nẵng    (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
  • AMEC Hồ Chí Minh  (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388

Facebook: https://www.facebook.com/toididuhoc



Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

(*)

Có thể bạn quan tâm:

Tin du học nổi bật

Tin du học Mới Nhất

Đăng ký tư vấn miễn phí